Lợi ích không ngờ khi ăn sữa chua ngay trước bữa ăn
Ăn sữa chua như một món khai vị trước bữa ăn có thể làm giảm viêm, giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe đường ruột, theo kết quả từ một nghiên cứu mới đây.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison đã yêu cầu 60 phụ nữ tiền mãn kinh - một nửa béo phì và một nửa có cân nặng bình thường - ăn 12 ounce (khỏng 340g) sữa chua có đường ít béo mỗi ngày.
Trong khi đó, 60 người khác ăn một lượng đồ ăn không sữa tương đương.
Kết quả cho thấy ngay cả đối với những người ăn nhiều thịt và carbonhydrat, món khai vị sữa chua đã giúp loại bỏ tình trạng viêm do chất béo bão hòa gây ra.
Đây là nghiên cứu mới nhất cho thấy các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và phô mai có tác dụng biến đổi đối với sức khỏe và viêm đường ruột, chống lại các nghi ngờ về lợi ích của các sản phẩm sữa.
Phụ nữ trung niên ăn 340g sữa chua mỗi ngày đã chứng kiến giảm tình trạng viêm
“Chúng tôi thấy hiệu quả tức thì, kéo dài trong 9 tuần, và chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng điều này sẽ cải thiện theo thời gian”, tác giả chính của nghiên cứu, TS. Brad Bolling, giảng viên ngành khoa học thực phẩm, chia sẻ.
Viêm mãn tính có liên quan đến béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác.
Viêm có thể tốt vì nó là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể, tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại bệnh tật và chấn thương.
Nhưng khi kéo dài quá lâu, viêm có thể dẫn đến việc cơ thể tự tấn công chính mình, tàn phá về mặt sinh học các cơ quan và hệ thống của cơ thể.
Các thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, hydrocortisone và prednisone có thể giúp ngăn ngừa tác động của viêm mãn tính, nhưng chúng đều có những nguy cơ và tác dụng phụ.
Vì vậy, trong hai thập kỷ qua các nhà khoa học đã xem xét các giải pháp thay thế, đặc biệt là các phương pháp điều trị an toàn, nhẹ nhàng và lâu dài.
Nhưng kết quả không thống nhất đã gây ra tranh cãi về việc liệu các sản phẩm sữa có tác dụng trợ viêm hay chống viêm.
Sữa chua, TS Bolling cho biết, có vẻ là sản phẩm sữa hứa hẹn nhất để chống lại tình trạng viêm nguy hiểm.
“Chúng tôi quan tâm đến tất cả các sản phẩm sữa vì trong một số nghiên cứu can thiệp trước đây trên người trong đó những người béo phì được tiêu thụ sữa, phó mát và sữa chua cho thấy nói chung có tác dụng kháng viêm”, TS. Bolling nói với.
Vì vậy, chúng tôi muốn xem xét kỹ hơn vì chúng ta sẽ phải chọn một thứ. Sữa chua trông có vẻ hứa hẹn nhất về mặt sức khỏe đường ruột.
Đã có một hoặc hai nghiên cứu can thiệp nhỏ hơn về sức khỏe đường ruột sử dụng sữa chua, và một ở động vật.
Sữa chua được làm bằng cách đưa vi khuẩn “tốt” vào sữa, khiến nó lên men. Những vi khuẩn sống này kích thích vi khuẩn “tốt” của ruột và ngăn chặn vi khuẩn có hại.
Cách tiếp cận đầy hứa hẹn
Với một trong những nghiên cứu can thiệp lớn nhất trên người để xem xét sữa chua, các tác giả đã chọn loại sữa chua có đường tí béo đơn giản, chủ yếu là vì nó được bán rộng rãi nhất ở Mỹ.
Một nửa số người được chỉ định ăn 12 ounce sữa chua ít béo mỗi ngày trong 9 tuần trong khi nửa còn lại ăn bánh pudding không sữa.
Mẫu máu được lấy lúc đói tại các điểm khác nhau để đánh giá một bộ chỉ dấu sinh học mà các nhà khoa học đã sử dụng qua nhiều năm để đo lường sự phơi nhiễm với nội độc tố và viêm.
Những người tham gia đã giảm đáng kể các phân tử viêm có hại xâm nhập vào dòng máu.
Khai vị bằng sữa chua cũng cải thiện chuyển hóa glucose ở người béo phì nhờ đẩy nhanh tốc độ giảm đường huyết sau bữa ăn.
Các phát hiện càng làm tăng trọng lượng cho ý kiến rằng sữa lên men có thể làm giảm viêm mãn tính, một yếu tố trong bệnh viêm ruột, viêm khớp và hen.
“Kết quả cho thấy ăn sữa chua liên tục có thể có tác dụng chống viêm nói chung”, TS Bolling giải thích.
Chưa rõ “giới hạn trần” cho sữa chua bao nhiều một ngày là có lợi.
TS. Bolling thừa nhận nghiên cứu không tìm hiểu về lượng nhiều hơn 12 ounce sữa chua mỗi ngày (khoảng 300 calo) vì lượng này hơi nhỉnh hơn một nửa khẩu phần sữa được khuyến nghị ở Mỹ.
Nghiên cứu cũng không xác định những hợp chất nào trong sữa chua chịu trách nhiệm cho sự thay đổi về chỉ dấu sinh học liên quan đến hiệu quả thúc đẩy sức khỏe hoặc cơ chế hoạt động của chúng trong cơ thể, và đó sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo.
“Cuối cùng, chúng tôi muốn thấy những thành phần này được tối ưu hóa trong thực phẩm, đặc biệt là trong các tình huống mà việc ức chế viêm thông qua chế độ ăn uống có vai trò quan trọng.
“Chúng tôi nghĩ đây là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn”, TS Bolling nói.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.