Yên Định: phát huy giá trị Di tích đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch
Đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định là một trong những ngôi đền có lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam. Từ khi được xếp hạng Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 2001, huyện Yên Định đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị của di tích phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đền Đồng Cổ linh thiêng tọa lạc ở chân núi Khả Lao bên bờ sông Mã, nằm trong quần thể di tích núi Tam Thai, chùa Thanh Nguyên, quán Triều Thiên, bến Trường Châu... Đền thờ thần Đồng Cổ, vị thần có công phò vua giúp nước, dẹp giặc ngoại xâm. Tương truyền khi Vua Hùng mang quân đi dẹp giặc phương Nam, đại quân theo đường núi tiến đến chân núi Khả Lao và nghỉ lại đây. Đêm đến vua mộng gặp Thần núi chỉ cho đào trống đồng, dùi đồng để mang theo dẹp giặc. Khi xung trận, tiếng trống âm vang làm quân giặc khiếp sợ bỏ chạy. Quân ta thắng trận trở về, Vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn và phong thần núi là "Đồng cổ đại vương", cho lập đền thờ phụng.
Để tưởng nhớ công ơn của thần Đồng Cổ, hàng năm vào ngày 15/3 âm lịch, Nhân dân xã Yên Thọ tổ chức lễ hội đền Đồng Cổ. Trước khi lễ hội diễn ra, ngày 12 tháng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ đốt áo thủy bào cho thần. Ngày chính lễ, đông đảo du khách thập phương về dự, hòa mình vào không khí lễ hội với các nghi thức rước kiệu, dâng mâm sơn trang và tế thần.

Hiện nay, huyện Yên Định đang phối hợp với ngành chức năng hoàn tất hồ sơ đề nghị Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch công nhận lễ hội đền Đồng Cổ là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Ông Lê Phi Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thọ, huyện Yên Định cho biết: "Lễ hội đền Đồng Cổ để ghi nhớ công ơn của thần Đồng Cổ đã giúp dân đuổi giặc ngoài xâm; cũng là lễ hội cầu cho mưa thuận gió hoà, Nhân dân làm ăn sản xuất gặp nhiều may mắn, vụ mùa bội thu".
Để bảo tồn, phát huy hơn nữa giá trị của di tích và lễ hội đền Đồng Cổ, huyện Yên Định đã và đang xây dựng tuyến du lịch kết nối các điểm đến văn hoá – lịch sử và vui chơi, nghỉ dưỡng trong huyện, như: Làng du lịch Yên Trung, Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, Phủ Cẩm, Điện Thừa Hoa và các điểm đến ở địa phương lân cận, như: Lam Kinh, thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Thuỷ…

Ông Lê Xuân Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Huyện phối hợp với Hiệp hội Du lịch sẽ tổ chức công bố tour du lịch của huyện Yên Định gắn với các huyện xung quanh như Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Thọ Xuân. Giá trị lịch sử văn hoá được khẳng định, để lễ hội Đền Đồng Cổ và di tích quốc gia núi và đền Đồng Cổ sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, kết nối với các điểm xung quanh. Điều này sẽ phát huy hơn nữa khi tuyến du lịch đường sông từ cửa Hới lên Thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương được thực hiện nay mai".
Di tích có sức sống trường tồn nhờ mang trong mình những giá trị văn hóa lịch sử được lắng đọng qua thời gian năm tháng. Nhưng giá trị của di tích chỉ được phát huy khi chúng ta đưa di tích hòa vào cuộc sống đương đại, để đáp ứng những nhu cầu của con người. Với quan điểm đó, huyện Yên Định đã và đang có nhiều giải pháp cụ thể, nhằm truyền thêm sức sống cho di tích và lễ hội đền Đồng Cổ, để di tích và di sản ngày càng đem lại nhiều giá trị thiết thực, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.