Zalo vượt qua 3 nền tảng xuyên biên giới Facebook, TikTok và Google về lượng người dùng
Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định nền tảng Zalo đã vượt qua các tên tuổi lớn như Facebook, YouTube và TikTok với số lượng người dùng lên tới 76,5 triệu (tính tới 30/06/2024).
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến 30/06/2024, Zalo có 76,5 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng, vượt qua cả 3 nền tảng xuyên biên giới phổ biến nhất bao gồm Facebook (72 triệu), YouTube (63 triệu) và TikTok (67 triệu).
Báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2024 được VNG công bố cho biết Zalo hiện có khoảng 77,6 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Đây là kết quả ấn tượng khi so sánh với khoảng 110 triệu tài khoản người Việt Nam sử dụng mạng xã hội trong nước, Zalo chiếm tới gần 70%.
Kết quả minh chứng cho những nỗ lực của Zalo trong việc phát triển nền tảng thấu hiểu nhu cầu của người dùng Việt cũng như tập trung vào chiến lược phát triển bền vững. Những năm qua, Zalo không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những tính năng mới phục vụ đa dạng nhu cầu của người dùng. Trong đó, nhiều tính năng được phát triển từ công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến đã giúp nâng cao nhu cầu giải trí, phục vụ công việc và hỗ trợ kinh doanh của người dùng.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43 ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Để phát triển bền vững, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
44% ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt chưa được bảo mật chặt chẽ
Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định, các công ty tài chính, ngân hàng với khối lượng lớn dữ liệu và giao dịch nhạy cảm luôn là ‘đích ngắm’ của tin tặc, với mục đích là đánh cắp tiền hoặc phá hoại hoạt động kinh tế.
Việt Nam xếp hạng 45 về năng lực công nghệ thông tin trên toàn thế giới
Trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng mạng 2024 (NRI) đánh giá mức độ phát triển công nghệ thông tin của các quốc gia, Việt Nam giữ thứ hạng 45/133 quốc gia toàn cầu, tăng 11 bậc so với năm ngoái.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng
Những năm gần đây, ngành y tế Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Một trong những xu hướng mới là ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và ngành y tế.
Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua chương trình OCOP của tỉnh, công tác tạo lập và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 1 trong những giải pháp quan trọng để khẳng định chất lượng và định vị uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.