2 bệnh ung thư có tiên lượng xấu nhất, dấu hiệu nhận biết sớm
Theo thống kê năm 2020, số ca mắc mới và số người tử vong của bệnh ung thư phổi và ung thư gan gần như ngang nhau. Đây cũng là 2 bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca. Đến năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 182.500 ca mắc mới, 122.690 ca tử vong.
Như vậy, về tỷ lệ tử vong, Việt Nam đứng thứ 50 thế giới (tăng 6 bậc so với năm 2018) với tỷ lệ 106/100.000 dân. Việt Nam cũng xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới.
Ung thư gan vẫn là bệnh ung thư phổ biến nhất tại nước ta, sau đó là ung thư phổi. Trong các loại ung thư, gan và phổi cũng là 2 bệnh ung thư tiên lượng xấu nhất.
Với ung thư gan, năm 2020 nước ta có thêm 26.418 ca mắc mới nhưng cũng ghi nhận đến 25.272 ca tử vong. Tương tự, ung thư phổi có 26.262 ca mắc mới, 23.797 ca tử vong.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư gan
Thường khó phát hiện ung thư gan sớm vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi bệnh ở giai đoạn sau. Các khối u gan nhỏ khó phát hiện khi khám sức khỏe vì phần lớn gan được bao phủ bởi khung xương sườn bên phải. Vào thời điểm có thể sờ thấy một khối u, nó có thể đã khá lớn.
Tại thời điểm này, không có xét nghiệm sàng lọc ung thư gan nào được khuyến cáo rộng rãi ở những người có nguy cơ trung bình. Tầm soát có nghĩa là xét nghiệm ung thư ở những người không có triệu chứng hoặc tiền sử ung thư. Nhưng xét nghiệm có thể được khuyến nghị cho một số người có nguy cơ cao hơn.
Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư gan là:
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Ăn mất ngon
- Cảm thấy rất no sau một bữa ăn nhỏ
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Gan to, có cảm giác như đầy dưới xương sườn bên phải
- Lá lách to ra, có cảm giác đầy dưới xương sườn bên trái
- Đau ở bụng hoặc gần xương bả vai bên phải
- Sưng hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng
- Ngứa
- Vàng da và mắt
Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nổi các tĩnh mạch trên bụng có thể nhìn thấy qua da và xuất huyết hoặc bầm tím bất thường.
Những người bị viêm gan mãn tính hoặc xơ gan có thể cảm thấy tồi tệ hơn bình thường hoặc có thể chỉ có những thay đổi trong kết quả xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm chức năng gan hoặc nồng độ alpha-fetoprotein (AFP).
Dấu hiệu bệnh ung thư phổi
Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Nhiều bệnh nhân đến viện khi bệnh ở giai đoạn muộn hoặc sau khi điều trị nhiều đợt không đỡ.
Các dấu hiệu của ung thư phổi khá đa dạng, người bệnh cần lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:
- Ho: là triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho ra máu.
- Khó thở: cũng là một triệu chứng hay gặp trong ung thư phổi.
- Đau ngực: hay gặp khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực.
- Khàn tiếng: thường do khối u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép vào dây thần kinh.
- Các triệu chứng: đau vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm tê bì dị cảm xuất hiện khi khối u đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay.
- Hạch cổ
- Sụt cân
Hà An/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.