ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

3 trẻ liên tiếp trụy mạch, sốc mất nước do tiêu chảy

Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai) thời gian gần đây tiếp nhận ít nhất 3 trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 1,5 tuổi, nhập viện trong tình trạng mất nước độ 3, tụt huyết áp, tiền sốc, co giật vì không được bù nước đúng cách khi bị tiêu chảy.

22/05/2018 10:45

Chăm con đã qua tình trạng nguy kịch tại phòng hồi sức nhi, cặp vợ chồng trẻ vẫn chưa hết hoảng sợ nhớ về khoảnh khắc cậu bé 11 tháng tuổi bụ bẫm sau hơn 1 ngày tiêu chảy thì môi nhợt, sốt, lả đi.

“Hai mẹ con đều bị tiêu chảy từ hôm 14/5, cũng ra hiệu thuốc mua men và nước điện giải để bù nước. Hai mẹ con uống hết 1 chai và 4 – 5 gói pha với 200ml nước trong gần 3 ngày thì thấy con lả đi, môi nhạt. Con mỗi ngày đi ngoài khoảng hơn 10 lần, nhất là sau khi ăn, uống sữa đi rất nhiều toàn nước", mẹ cháu bé nhớ lại.

Ngày 16/4, trước khi con lả đi, bé vẫn ăn được mấy thìa bột và bú bình được một chút oresol. Thấy môi con cứ nhợt đi, rồi lả, chân tay lạnh ngắt, hai vợ chồng chị hoảng hồn đưa con đi cấp cứu.

Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), bệnh nhi được chẩn đoán đoán mất nước độ 3 vì tiêu chảy cấp, nhanh chóng được xử lý cấp cứu.

Đặc biệt, em bé sau khi vào viện còn sốt cao, co giật, bác sĩ còn phải chỉ định chọc dịch não tủy loại trừ, vì bé co giật, sốt cao.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các bà mẹ hãy dùng oresol dạng thuốc, pha đúng hướng dẫn, cho trẻ dùng theo nhu cầu, uống ít một, ít một liên tục trong suốt thời gian tiêu chảy để phòng nguy cơ mất nước, sốc mất nước rất nguy hiểm. Ảnh: H.Hải
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo các bà mẹ hãy dùng oresol dạng thuốc, pha đúng hướng dẫn, cho trẻ dùng theo nhu cầu, uống ít một, ít một liên tục trong suốt thời gian tiêu chảy để phòng nguy cơ mất nước, sốc mất nước rất nguy hiểm. Ảnh: H.Hải

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết đây là 1 trong 3 bệnh nhi vào viện cấp cứu vì mất nước nặng do tiêu chảy cấp thời gian qua. Đáng nói, cả 3 cháu vào viện trong tình trạng sốt cao mất nước độ 3, tụt huyết áp, tiền sốc, co giật. Cả 3 đều liên quan đến việc bù nước không đúng cách, bù nước bằng thực phẩm chức năng dạng oresol chứ không phải là thuốc oresol.

Năm ngoái, từng có bệnh nhi tử vong vì mất nước quá nặng do bù nước không đúng cách do sử dụng oresol dạng thực phẩm chức năng.

Theo PGS Dũng, về nguyên tắc, oresol là thuốc cứu sống trẻ bị tiêu chảy, cứu rất nhiều trẻ bị tiêu chảy trên toàn thế giới.

Nhưng hiện nay, người ta sản xuất cái “tựa tựa” oresol và cho hương liệu vào để cho dễ uống, nhưng nó không còn là “thuốc” mà là dạng thực phẩm bổ sung.

Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi oresol vốn là thuốc chữa mất nước trong tiêu chảy, giờ sản xuất những dạng tương tự dễ khiến người dân nhầm là thuốc chữa bệnh. Trong khi đó, thuốc sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn về hàm lượng, liều dùng.

TPCN đóng gói nhiều dạng, thậm chí có dạng ống như men tiêu hóa, nhưi chai nước nhỏ... dễ dẫn đến nhầm lẫn, người dân cho rằng uống một lần là đủ.

Theo PGS Dũng, Oresol là phát minh của thế giới cứu trẻ con, người lớn bị tiêu chảy bởi nó bù nước, điện giải khi bệnh nhân mất nước vì đi ngoài.

Vì thế, người ta sản xuất với nhiều hàm lượng khác nhau, từ gói 1 lít, gói 500ml và gói pha với 200ml để phù hợp với trẻ nhỏ.

Mỗi lần trẻ hay người lớn đi ngoài phải uống hàng trăm ml oresol để bù nước, điện giải bị mất đi.

“Thế mà tôi nhìn thấy ống oresol chỉ 10ml. Một cháu đi tiêu chảy ào ào, nếu uống 1 ống oresol 10ml thì thử hỏi mất nước sẽ nghiêm trọng như thế nào, nguy hiểm ra sao?”, PGS Dũng nói.

PGS Dũng chia sẻ thêm, người dân rất dễ nhầm lẫn, cứ nghĩ oresol uống một ống này là đủ sẽ rất nguy hiểm bởi bệnh nhân tiêu chảy, mất nước nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Khi PGS Dũng nhìn thấy bệnh nhi uống đã rất bất ngờ. Người nhà bệnh nhi cũng hồn nhiên nghĩ uống một ống là đủ bù nước. Trong khi đó, một lần trẻ em đi ngoài mất rất nhiều nước, bù nước bằng oresol phải liên tục, ít một, thay nước lọc hoàn toàn mới giảm được nguy cơ mất nước, điện giải do tiêu chảy.

Điều đáng ngại là người dân vẫn nhầm tưởng những dạng thực phẩm chức năng này là thuốc. "Dù có dòng chữ không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng dòng chữ rất nhỏ không phải ai cũng để ý để đọc. Tôi đã hỏi bệnh nhân, họ không đọc thấy, chỉ đọc đến chữ dùng trong tiêu chảy, mất nước", PGS Dũng nói.

Dù không thể khẳng định các cháu mất nước do dùng TPCN dạng oresol, nhưng các cháu bị mất nước nặng, trụy mạch đều liên quan đến cái này. Vì thế, là một bác sĩ điều trị, tôi đề nghị có lẽ không nên cho sản xuất dạng này, bởi rất nguy hiểm cho trẻ con do người ta nhầm lẫn tưởng TPCN dạng oresol cũng là thuốc oresol. Bởi trẻ khi bị tiêu chảy, cần dùng oresol dạng thuốc. Nếu sản xuất, phải ghi chữ thật to kể người dân không nhầm lẫn.

Hơn nữa, oresol dạng thực phẩm chức năng lại đắt hơn oresol thường, nên người ta dễ nhầm tưởng nó sẽ tốt hơn.

PGS Dũng cho biết, một em bé đang bị đi ngoài ồ ạt, bổ sung nước bằng oresol là quan trọng nhất. Cha mẹ cần pha đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống thay nước lọc thông thường, uống sau mỗi lần đi ngoài, uống rải rác tiếp đó, chút một, chút một để bù nước, điện giải.

Hồng Hải/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng

18:05 , 11/05/2025

Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

10:03 , 11/05/2025

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

09:58 , 11/05/2025

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng

18:09 , 10/05/2025

Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện

21:15 , 09/05/2025

An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng

20:11 , 08/05/2025

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

07:42 , 08/05/2025

Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân

07:39 , 08/05/2025

Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ

07:17 , 07/05/2025

Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ  lễ

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

23:05 , 06/05/2025

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.