60 năm Bệnh viện Phổi Thanh Hoá
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Phổi Thanh Hoá đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành y tế giao phó, được Nhân dân tin yêu, xứng đáng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực lao và bệnh phổi của tỉnh Thanh Hoá.
Bệnh viện Phổi Thanh Hoá, tiền thân là Trạm chống lao thuộc Ty Y tế Thanh Hoá, được thành lập năm 1964 với quy mô 20 giường bệnh điều trị nội trú, có nhiệm vụ thực hiện công tác chống lao trên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Ông Hồ Anh Tuấn, Nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hoá, cho biết: "Thời kỳ đầu vật chất rất khó khăn, cơ sở y tế nghèo nàn, trang thiết bị thiếu thốn. Lúc đó, cả bệnh viện chỉ có 1 máy điện quang, kính hiển vi có 3 cái. Cán bộ nhân viên chỉ có 30 người thôi, điều kiện phục vụ khó khăn nhưng cán bộ nhân viên vẫn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nên công tác chữa lao, cấp cứu lao thời gian đó vẫn đạt yêu cầu".
Qua nhiều lần đổi tên, đến năm 2014, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh viện Phổi Thanh Hóa cho đến ngày nay. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Phổi Thanh Hoá đã trở thành Bệnh viện chuyên khoa hạng I tuyến tỉnh và là 1 trong những bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hàng đầu của cả nước, với quy mô 500 giường bệnh; hơn 300 cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại 26 khoa, phòng.
Với nhiều trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực liên tục được đào tạo chuyên sâu và chất lượng cao, Bệnh viện Phổi Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng những thành tựu về y học trong khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Hiện nay, bệnh viện là địa chỉ uy tín hàng đầu trong tỉnh thực hiện nội soi phế quản và nội soi màng phổi cùng với hệ thống xét nghiệm mô bệnh giúp chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả bệnh nhân nhân mắc ung thư phổi, ung thư màng phổi. Về chuyên ngành ngoại khoa, bệnh viện cũng đã triển khai được kỹ thuật phẫu thuật nội soi lồng ngực. Đây là sự phát triển vượt bậc trong hệ thống các bệnh viện chuyên khoa hô hấp tuyến tỉnh trên toàn quốc.
Các hệ thống máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cũng luôn được quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả tại bệnh viện.
Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, Bệnh viện Phổi Thanh Hoá còn quan tâm đến kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao y đức, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Ông Trịnh Xuân Quang, Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, chia sẻ: "Tôi bị viêm phổi tắc nghẽn mấy năm nay rồi, đi xuống đây thăm khám tháng một lần. Bệnh viện rất chi là nhiệt tình đón tiếp, rồi chỉ dẫn đi tất cả các khoa, thăm khám cho bệnh nhân rất nhiệt tình".
Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thanh Bình, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hoá, cho biết: "Trong thời gian tới, bệnh viện cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, là tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật y học tiên tiến trong công tác khám chữa bệnh. Thứ hai, là tiếp tục cải thiện môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất hạ tầng khang trang, xanh, sạch đẹp. Thứ ba, là bổ sung thêm các trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của Nhân dân. Thứ tư, là thường xuyên rèn luyện cho đội ngũ cán bộ có tác phong làm việc khoa học chuyên nghiệp hiệu quả".
Phát huy những thành tích đã đạt được trong 60 năm qua, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Phổi Thanh Hóa hôm nay nguyện đem hết sức mình thực hiện sứ mệnh quản lý, điều trị, tiến tới thanh toán bệnh lao và chăm sóc nâng cao sức khỏe phổi cho Nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, từng bước đưa Bệnh viện phát triển lên tầm cao mới, góp phần đưa y tế trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của tỉnh.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.