9 tháng năm 2023: Kinh tế tăng trưởng khá trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của tỉnh Thanh Hóa 9 tháng năm 2023 đạt 7,73%, là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn thách thức, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Đây là đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2023 tại hội nghị do đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh chủ trì, được tổ chức vào ngày 26/9.
Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất cho rằng, tốc độ tăng trưởng GRDP 7,73% là mức tăng trưởng khá so với bình quân chung cả nước và một số tỉnh có điều kiện tương tự. Đáng chú ý là cả 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng dương, một số lĩnh vực tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 3,75% được cho là một trong những điểm sáng của nền kinh tế. Cùng với đó, trong 9 tháng, toàn tỉnh đã có thêm 13 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 24 xã đạt Nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu và 104 sản phẩm được xếp hạng OCOP.
Sản xuất công nghiệp là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất do tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế thế giới nhưng giá trị sản xuất vẫn đạt mức tăng trưởng 10,28% so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,54%; có 18 trên tổng số 25 sản phẩm chủ yếu duy trì được sản lượng hoặc tăng so với cùng kỳ; trong 9 tháng có thêm một số sản phẩm công nghiệp mới ra nhập thị trường. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14,2%.
Đáng chú ý là lĩnh vực du lịch tăng cả về lượng khách và doanh thu, trong đó doanh thu tăng cao hơn, mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách cũng tăng, chứng tỏ chất lượng dịch vụ du lịch đã được nâng lên. Công tác quy hoạch được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước đạt 28.728 tỷ đồng, bằng 81% dự toán, và chắc chắn đến hết năm sẽ thu vượt so với dự toán được giao. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt trên 103 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công đạt 49,7% kế hoạch; số doanh nghiệp thành lập mới đứng thứ 8 cả nước. Văn hóa xã hội chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, có nhiều điểm mới.
Phân tích, làm rõ hơn những kết quả đạt được trong 9 tháng, các ý kiến thảo luận tại hội nghị cho rằng: mặc dù điện sản xuất tăng tới 75,4%, nhưng điện tiêu thụ tăng thấp; bên cạnh đó, kết quả huy động vốn tín dụng trên địa bàn tăng 13%, trong khi tổng dư nợ chỉ tăng 4,2%. Những con số này cho thấy nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển chậm. Về tình hình thu ngân sách, một số ý kiến cho rằng: việc Quốc hội và Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giảm hoặc giãn thuế, tuy có tác động nhất thời làm giảm thu ngân sách nhà nước nhưng lại giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó nuôi dưỡng nguồn thu trong thời gian tới.
Cùng với đó, các ý kiến cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế trong 9 tháng qua, trong đó nhấn mạnh đến việc chậm đầu tư hoàn thành hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và một số dự án trọng điểm; những vướng mắc về nguồn cung vật liệu san lấp ảnh hưởng điến tiến độ thi công các dự án giao thông, xây dựng; kết quả thu hút vốn FDI đạt thấp so với cùng kỳ; tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh và vật tư y tế chưa được giải quyết triệt để; việc giao đất, tính tiền sử dụng đất cho các dự án đầu tư còn chậm...
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất cao với 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm 2023, định hướng kế hoạch năm 2024; bổ sung thêm các giải pháp trên từng lĩnh vực để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, khắc phục những hạn chế bất cập; đồng thời nhấn mạnh tinh thần quyết tâm, quyết liệt, đeo bám từng công việc, từng mục tiêu cụ thể để hoàn thành và đạt kết quả cao nhất.
Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: 9 tháng năm 2023, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, trong đó có nhiều khó khăn mới, nhiều khó khăn mang đặc thù riêng của tỉnh. Trong bối cảnh đó, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực rất lớn, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất. Do vậy, kinh tế xã hội của tỉnh giữ vững ổn định và tiếp tục tăng trưởng, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: nếu duy trì đà này, Thanh Hóa hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng GRDP trên 8% khi kết thúc năm 2023.
Thống nhất với những hạn chế yếu kém được nêu trong dự thảo báo cáo cũng như các ý kiến thảo luận tại hội nghị đã chỉ ra, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp cần nhìn thẳng vào thực tế, rút ra các bài học kinh nghiệm, nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc. Đặc biệt là phải khắc phục cho được tâm lý giữ an toàn cho mình nhưng gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân khác và cản trở sự phát triển, hiện đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ ra thêm một số bất cập trong công tác điều chuyển giáo viên, việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo một số địa phương đơn vị chưa kịp thời; tính tiền phong gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ đảng viên, trong đó có một số lãnh đạo quản lý các cấp chưa cao.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: khối lượng công việc còn rất lớn, nhiều chỉ tiêu còn thấp xa so với kế hoạch đề ra. Do vậy, các cấp, cách ngành cần phải nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, bám sát thực tiễn, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn nữa để thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất. Trước hết, phải tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Trên lĩnh vực nông nghiệp, tập trung thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông kịp thời vụ, đảm bảo diện tích và cơ cấu cây trồng. Đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, thủy sản, hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2023.
Trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, cần đẩy nhanh các dự án trọng điểm, khẩn trương hoàn thành đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp phía Tây huyện Hoằng Hóa, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: đây là những động lực phát triển quan trọng của tỉnh, do vậy cần phải làm nhanh, làm dứt điểm. Cùng với đó, triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, ưu tiên giải ngân dứt điểm nguồn vốn chuyển tiếp 2022. Tăng cường các giải pháp thu ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt mức cao nhất và hoàn thành mục tiêu vượt 10% dự toán trở lên. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trên lĩnh vực công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh 2 nhiệm vụ trọng tâm: một là, khẩn trương hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính, với tinh thần càng sớm càng tốt để trình Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt. Hai là, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị theo quy định 96 của Bộ Chính trị, đảm bảo đánh giá cán bộ một cách khách quan, thực chất, làm cơ sở để thực hiện công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ. Đối với định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất, đồng thời giao cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục chuẩn bị kỹ hơn để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trình HĐND tỉnh vào cuối năm.
Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến đối với các tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương 9 tháng, nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2023; định hướng dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024; tờ trình xin ý kiến về phương án bổ sung Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; tờ trình xin ý kiến về danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh, đợt 4 năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.
Huyện Bá Thước hoàn thành 31/37 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Năm 2024, huyện Bá Thước có 31/37 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đây là thông tin vừa được đưa ra tại kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng nhân dân huyện khóa XXII.
Kỳ họp thứ 23 Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20
Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp thứ 23 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024, thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
Chiều tối ngày 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng; đại diện các sở ngành, đơn vị liên quan.
Tuần hàng Sơn La tại tỉnh Thanh Hóa
Tối ngày 20/12, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Khai mạc Tuần hàng thuộc chương trình Hỗ trợ thông tin phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 tỉnh Sơn La. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.
Đại hội Đại biểu Hội người mù tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng ngày 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội đại biểu khoá VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và 128 đại biểu là hội viên Hội người mù tỉnh.
Thành phố Thanh Hoá: 30 năm xây dựng và phát triển
Năm 1994, thành phố Thanh Hoá được thành lập. Trải qua 30 năm phát triển, thành phố Thanh Hoá đã trở thành "đầu tàu" kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ. Trong lộ trình phát triển, thành phố Thanh Hoá đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đoàn công tác của tỉnh chúc mừng Sư đoàn Bộ binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 20/12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ Binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368 đóng chân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thị xã Bỉm Sơn.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Tiến Lam chúc mừng Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 20/12, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã đến chúc mừng cán bộ, nhân viên, người lao động Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa
Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn vừa đến thăm, chúc mừng Tòa giám mục Thanh Hóa nhân dịp Lễ Giáng sinh sắp đến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.