Âm vang Chí Linh sơn
Lang Chánh tự hào là nơi in dấu tích vương triều Nhà Lê với các địa danh nổi tiếng như: chùa Mèo, núi Chí Linh, thác Ma Hao, suối Vớ... Trải qua nhiều thế kỷ, các địa danh, lễ hội gắn với dấu ấn của Nhà Lê được cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước khôi phục, gìn giữ, phát huy. Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 với chủ đề “Vang vọng Chí Linh Sơn” một lần nữa khẳng định giá trị lịch sử, ý nghĩa linh thiêng vô cùng to lớn của mảnh đất này.
Cách đây hơn 600 năm, giữa đại ngàn bao la hùng vĩ của vùng non thiêng Chí Linh, Chủ tướng Lê Lợi và Nghĩa quân Lam Sơn bị giặc Minh truy đuổi ráo riết đã phải rút quân về đây nương náu, củng cố lực lượng. Dưới sự chở che của núi rừng Chí Linh cùng đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh, nghĩa quân nhiều lần thoát khỏi vòng vây nguy hiểm, góp phần tạo nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Giữa trùng điệp núi sông, cùng với những dấu tích còn hiện hữu minh chứng cho giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, Năng Cát dần trở thành một điểm đến hấp dẫn với cảnh quan hùng vĩ, khí hậu mát lành, đồng bào thân thiện, mến khách.
Bản Năng Cát nằm dưới chân núi Chí Linh (hay còn gọi là Pù Rinh), cách thị trấn Lang Chánh trên 15 km, có diện tích tự nhiên 600 ha, dân số chủ yếu là người Thái. Năng Cát có khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 15-18 độ C. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Ma Hao, thác Lê Lợi, thác mây, thác 7 tầng…
Lễ hội Chí Linh Sơn là dịp để các thế hệ sau tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có công đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại quyền tự chủ cho non sông, xã tắc. Chương trình năm nay với chủ đề "Vang vọng Chí Linh Sơn" cũng tạo điểm nhấn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch, khơi dậy khát vọng phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Lang Chánh.
Cùng với bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào bản địa vẫn còn được lưu giữ, miền non thiêng Chí Linh đang từng ngày thay da đổi thịt nhờ những chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án được triển khai thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Lang Chánh nói chung cũng như phát triển du lịch nói riêng. Đời sống Nhân dân ngày càng khởi sắc. Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, sự đầu tư của các doanh nghiệp cũng tạo đà cho miền đất này cất cánh.
Từ một bản Thái nguyên sơ với đời sống Nhân dân chủ yếu là tự túc tự cấp, dựa vào nương rẫy, đến này Năng Cát đang dần vươn mình trỗi dậy. Với hơn 90% là dân tộc Thái, Mường đang sinh sống trên địa bàn, huyện Lang Chánh có những lợi thế riêng, để phát triển du lịch cộng đồng. Cũng nhờ hướng đi đúng đắn này mà miền đất linh thiêng dưới chân núi Chí Linh đã thực sự bừng lên sức sống mới, được ví như nàng tiên ngủ quên giữa núi rừng đang dần được đánh thức.
Khám phá động Tiên Sơn – Vĩnh Lộc
Ai đã từng đến với vùng non nước Kim Sơn, đắm say lòng mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, hội sơn tụ thủy đều phải thốt lên rằng: Nơi đây thực sự là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho đất và người Vĩnh An (Vĩnh Lộc).
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 18/12, tại Thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự Đại hội có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.