Đất và người xứ Thanh
Người ươm mầm xanh ở vùng bán sơn địa
Triệu Sơn không chỉ được biết đến là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng với nhiều di tích, danh thắng đẹp, nổi tiếng mà còn vang danh bốn phương với rất nhiều những làng nghề và sản phẩm truyền thống đã có từ lâu đời. Trải qua bao bể dâu thăng trầm của cuộc sống, con người ở đây vẫn bền bỉ giữ lấy nghề bằng tất cả đam mê, tâm huyết và khát khao để thổi hồn vào mỗi sản phẩm mà họ tạo tác. Bằng bàn tay, khối óc và sự say mê, lòng kiên trì, nhẫn nại, những nghệ nhân trồng hoa, cây cảnh ở xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn đã và đang “ươm lên những mầm xanh” để làm đẹp cho đời.
Thanh xuân rực rỡ
Hoàng Lê Quỳnh Loan – cô gái sinh năm 2004, đang theo học chuyên ngành Kiểm toán, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Trong những năm học tập và sinh hoạt tại trường, cô gái đã không ngừng học tập và trau dồi bản thân cả về tri thức cùng những kỹ năng thông qua việc học trên giảng đường và tham gia các hoạt động Đoàn – Hội rất tích cực, để có được những năm tháng thanh xuân vô cùng đáng nhớ.
Giữ gìn nghề đan chổi đót Làng Tiên
Triệu Sơn là huyện đồng bằng - bán sơn địa nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 20 km về phía Tây, tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với các huyện miền núi của tỉnh. Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh thắng đẹp, nổi tiếng, Triệu Sơn còn có vị trí giao thông thuận lợi, là điều kiện để huyện phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại. Từ xa xưa, Triệu Sơn đã trở thành nơi giao thoa, kết nối văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với văn hóa xứ Thanh, vì thế ở đây đã sớm hình thành tư duy buôn bán và phát triển nhiều nghề truyền thống nức tiếng trong và ngoài tỉnh.
Hoa hậu Nguyễn Phương Anh – Hành trình toả sáng
Thanh Hoá – mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử truyền thống, các vị anh hùng hào kiệt vang danh với non sông mà còn rất tự hào khi xứ Thanh còn là quê hương của nhiều người đẹp tài sắc vẹn toàn, những hoa hậu, á hậu có nhiều cống hiến tích cực cho quê hương và xã hội.
Phát triển du lịch từ mô hình nông trại
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Như Thanh được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa bản địa độc đáo. Từ trung tâm huyện di chuyển về phía Nam chưa đầy 10km, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Xuân Phúc, địa phương được biết đến với Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia độc đáo – Lễ hội Kin Chiêng Booc Mạy.
Những ngôi chùa thiêng xứ Thanh
Xứ Thanh, mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ có rừng vàng núi bạc, mà nơi đây còn có những ngôi chùa linh thiêng, mang trong mình những nét đẹp riêng và những câu chuyện đặc biệt.
Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc
Thuở dựng nước, Xuân Thiên thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong nước, trong tỉnh có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ... Trong đó có ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và thanh tịnh, đó là chùa Đầm Quảng Phúc tự.
Bản Bút làm du lịch
Được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi đẹp, gắn liền với bản sắc riêng, bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa đã và đang được biết đến là điểm du lịch sinh thái cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Tinh túy từ biển mẹ
Với những người dân sinh ra và lớn lên tại làng biển Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, hương vị quê hương chính là mùi vị nước mắm, thứ mùi ký ức gắn liền với những tháng ngày tuổi thơ, với những bữa cơm rau cà pháo đạm bạc của mẹ. Giờ đây, nước mắm không chỉ hiện diện trên mâm cơm của mỗi gia đình, mà đã trở thành thứ gia vị quốc hồn quốc túy ngàn đời của ông cha để lại, trở thành bản sắc văn hóa ẩm thực của đất nước Việt Nam.
Kinh thành Huế thu nhỏ giữa lòng xứ Thanh
Vùng Gia Miêu xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, cách thành phố Thanh Hóa hơn 40 km về hướng Bắc. Tổ tiên nhà Nguyễn định cư ở đây rồi sinh cơ lập nghiệp. Vùng đất này về sau là nơi an táng Triệu tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim, bố của chúa Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương nam. Trong vùng Gia Miêu có khu di tích lăng miếu Triệu Tường từng được các nhà sử học đánh giá là "kinh thành Huế thu nhỏ" ở xứ Thanh bởi kiến trúc bề thế do các vua nhà Nguyễn xây dựng đầu thế kỷ 19.
Người doanh nhân nặng lòng với quê hương
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó tại Thôn Đà Ninh, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, nơi gắn bó tuổi thơ vừa chăn trâu, cắt cỏ vừa học bài. Lê Xuân Tưởng là con trai cả trong gia đình có 4 anh chị em, có bố là thương binh còn mẹ làm nông nghiệp. Chứng kiến cảnh lam lũ, vất vả của bố mẹ, sự nghèo khổ của người dân nơi đây đã hình thành nên trong anh một đức tính kiên cường, chịu khó, dám nghĩ, dám làm.
Huyền tích đền Phố Cát linh thiêng
Về với thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, ngoài sức hút của cảnh sắc thiên nhiên, du khách không thể bỏ qua di tích và thắng cảnh đền Mẫu Phố Cát – trung tâm sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng độc đáo, nơi gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu trên mảnh đất Thạch Thành nói riêng và xứ Thanh nói chung.
Hương vị nhớ thương
Thanh Hóa có nhiều dân tộc cùng chung sống từ lâu đời, trong đó có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu là Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ. Mỗi dân tộc có nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng góp phần tạo nên sự thống nhất đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Quan Sơn các dân tộc anh em có lịch sử cư trú lâu đời, mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử, trong đó, phải kể đến ẩm thực- hương vị độc đáo của đồng bào vùng cao.
Độc đáo di tích đình và đền Đắc Châu
Vùng đất Tân Châu, huyện Thiệu Hoá vốn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống và các di sản văn hoá, trong đó có di tích đình và đền Đắc Châu đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1996.
Những món quà của vùng đất hai vua
Suốt chiều dài lịch sử, người dân xứ Thanh đã chắt lọc, gom những tinh hoa trong đời sống, văn hóa, tập quán của mình để chuyển tải vào những sản phẩm trong quá trình lao động sản xuất. Với nhiều sản phẩm ẩm thực, qua cách chế biến, đã trở thành đặc trưng, không lẫn với bất cứ nơi nào. Thông qua “làn gió mới” của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn trở thành những “đại sứ” quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người xứ Thanh. Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã có 39 sản phẩm OCOP. Với chính sách hỗ trợ cho các chủ thể xây dựng thành công sản phẩm của doanh nghiệp và địa phương, Thọ Xuân hiện là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về sản phẩm OCOP.