ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Áp dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi gia cầm

Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong trong tỉnh đã tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gia cầm như: Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể Bioga, chế phẩm sinh học, công nghệ tự động hóa đã và đang được áp dụng, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

12/09/2023 16:54

Năm 2017, sau khi được UBND xã Quảng Định, huyện Quảng Xương tạo điều kiện cho thầu 1,4 ha diện tích đất vùng trũng, anh Đoàn Đình Phúc đã mạnh dạn mua thêm 0,6 ha đất của các hộ xung quanh để cải tạo, phát triển mô hình chăn nuôi gà với quy mô lớn. Trong quá trình nuôi gà, anh đã đầu tư xây dựng được 3 khu chuồng chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao với các thiết bị đảm bảo độ chuẩn về các thông số, có giàn mát, quạt thông gió để kiểm soát nhiệt độ ổn định vào mùa hè và lò hơi cấp nhiệt giữ ấm vào mùa đông; máng ăn, nước uống được lắp đặt tự động, giảm được nhiều nhân công lao động. Nhờ đầu tư bài bản với quy mô khép kín, trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc tự động theo công nghệ cao và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Đến nay mô hình của gia đình anh có tổng đàn lên tới 60 nghìn con gà trên/năm, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi đã chủ động hơn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Toàn huyện có gần 20 trang trại chăn nuôi gà tập trung tại các xã Quảng Định, Quảng Hợp, Quảng Bình, Quảng Trường, Quảng Đức và thị trấn Tân Phong. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng tập trung, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như ứng dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải... góp phần giảm chi phí, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn kết sản xuất với tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Áp dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi gia cầm  - Ảnh 2.

Nhằm khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, quy mô lớn xã Nga Bạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của huyện. Đồng thời, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đầu tư chăn nuôi công nghệ cao theo hướng tự động hóa, giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các trang trại. Hiện tại, địa phương có 19 hộ chăn nuôi gia cầm được quy hoạch, đầu tư hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ mới. Các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc, lắp đặt hệ thống làm lạnh, quạt thông gió; hệ thống máng uống, máng ăn đều tự động để giảm công lao động, hạn chế thức ăn rơi vãi ra nền chuồng. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm chuồng nuôi được điều khiển tự động và điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gà. Nhờ đó, đảm bảo được yêu cầu phòng chống dịch bệnh cho gà.

Tại các khu chăn nuôi tập trung, người chăn nuôi không những mạnh dạn đầu tư các loại máy móc như máng ăn, uống tự động, quạt gió... đối với những trang trại có quy mô lớn, công suất khoảng 10.000 con đã ứng dụng công nghệ hiện đại như lò ấp trứng tự động; thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống điện chiếu sáng. Qua đó, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường. Với việc chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nên hầu hết các sản phẩm tại các trang trại chăn nuôi gia cầm đều có đầu ra ổn định, có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, để các trang trại phát huy được hiệu quả, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi công nghệ cao. 

Áp dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi gia cầm  - Ảnh 3.

Áp dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi gia cầm  - Ảnh 4.

Việc ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi giúp giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ. Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 415 trang trại với trên 25 triệu con gia cầm và có hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn hình thành chuỗi chăn nuôi theo hình thức gia công, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi khi tham gia vào chuỗi liên kết. Thời gian tới, ngoài sự chủ động của người chăn nuôi, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, vùng chăn nuôi tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. 

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 11/09/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

19:49 , 11/05/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi giá trị thị trường, thời gian gần đây, nhiều chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng tầm sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

19:42 , 11/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

20:40 , 10/05/2024

Ngày 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kĩ thuật Thanh Hoá phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá".

Thúc đẩy hoạt động Khoa học Công nghệ trong doanh nghiệp

Thúc đẩy hoạt động Khoa học Công nghệ trong doanh nghiệp

20:24 , 10/05/2024

Chiều ngày 10/5, hưởng ứng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Câu lạc bộ doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức tọa đàm "Thúc đẩy hoạt động Khoa học và Công nghệ trong doanh nghiệp". Dự tọa đàm có đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh.

Huyện Ngọc Lặc phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Huyện Ngọc Lặc phát triển nông nghiệp công nghệ cao

17:49 , 08/05/2024

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là tiền đề để người dân mở rộng sản xuất thâm canh theo hướng hiện đại, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có năng suất chất lượng vượt trội, giảm sự lệ thuộc vào mùa vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sẽ chi trả an sinh xã hội qua ứng dụng VneID

Sẽ chi trả an sinh xã hội qua ứng dụng VneID

17:31 , 08/05/2024

Bắt đầu từ tháng 4/2024, ứng dụng VNeID sẽ tích hợp tính năng an sinh xã hội, cho phép thí điểm chi trả tiền trợ cấp qua tài khoản ngân hàng liên kết, thay vì dùng tiền mặt như hiện nay.

Phát triển kinh tế số nông nghiệp gắn với nông thôn số, nông dân số

Phát triển kinh tế số nông nghiệp gắn với nông thôn số, nông dân số

17:29 , 08/05/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án chuyển đổi số của ngành, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số sẽ chiếm tối thiểu 20% trong GDP nông nghiệp.

Triển khai thực hiện các tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và mô hình "3 Không" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Triển khai thực hiện các tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và mô hình "3 Không" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

16:05 , 08/05/2024

Sáng ngày 08/5, tại Trung tâm Hội nghị thị xã Bỉm Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và Mô hình "3 Không" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới điểm cầu UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Đăng ký, đề cử đơn vị tham gia Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024

Đăng ký, đề cử đơn vị tham gia Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024

14:44 , 07/05/2024

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm tại Công văn số 5909 ngày 02/5/2024 về việc giới thiệu và đề cử ứng viên tham gia Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 và trên cơ sở Công văn số 16 ngày 22/4/2024 của Hội Truyền thông số Việt Nam về việc mời tham gia và giới thiệu ứng viên Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024; Sở Thông tin và Truyền thông thông báo tới các cơ quan, đơn vị biết để đăng ký tham dự.

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch

10:33 , 05/05/2024

Xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững, thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong các hoạt động du lịch nhằm đem lại những thuận lợi và trải nghiệm mới cho du khách.