hộ chăn nuôi
Huyện Đông Sơn tái đàn chăn nuôi an đảm bảo toàn sinh học
Sau Tết nguyên đán, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Sơn đang tích cực tái đàn. Trong đó, nhiều hộ dân đã chủ động áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Cơ hội lớn để ngành yến sào phát triển
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản phẩm tổ yến lớn nhất thế giới, với nhu cầu hơn 300 tấn/năm, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu. Đây là thị trường vô cùng tiềm năng cho tổ yến Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho ngành nuôi yến phát triển theo chiều sâu.
Tăng cường phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Do ảnh hưởng của đợt gió mùa đông bắc kết hợp với hội tụ gió trên cao, những ngày qua trên địa bàn Thanh Hóa, nền nhiệt xuống thấp từ 12 đến 16 độ C, vùng núi cao có nơi xuống dưới 10 độ C. Dự báo đợt rét đậm, rét hại sẽ còn kéo dài trong những ngày tới. Do vậy, ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn bà con tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.
Tháo gỡ vướng mắc tiếp cận vaccine dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục gia tăng mạnh khi đã xuất hiện gần 700 ổ dịch tại 45 tỉnh, thành phố. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chỉ đạo về phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ưu tiên khẩn trương tổ chức tiêm vaccine cho đàn lợn thịt. Tuy nhiên, khâu thực hiện vẫn còn không ít vướng mắc, đặc biệt về chi phí để các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ có thể tiếp cận được vaccine.
Giá lợn hơi xuống thấp
Hiện nay, giá lợn hơi đã giảm xuống dưới ngưỡng 50.000 đồng 1kg và đang có xu hướng tiếp tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi cao, dịch bệnh xuất hiện, gây ra những khó khăn cho các hộ chăn nuôi trong thời điểm cuối năm.
Tăng đàn, tái đàn bảo đảm cung ứng thực phẩm cuối năm
Thời điểm này, các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tích cực tái đàn, tăng đàn gia súc, gia cầm để cung ứng cho thị trường cuối năm.
Giá lợn hơi chạm đáy, người chăn nuôi dừng kế hoạch tái đàn
Thời gian gần đây, sản lượng thịt lợn tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ yếu đã kéo giá lợn hơi xuống thấp. Vì vậy ở nhiều địa phương trong cả nước, người chăn nuôi đang dừng kế hoạch tái đàn dù đang vào thời kỳ cao điểm phục vụ nhu cầu Tết.
Thanh Hóa có 56 trang trại chăn nuôi lợn được chứng nhận an toàn dịch bệnh
Theo thông kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,3 triệu con, được nuôi tại 582 trang trại (chiếm 45% tổng đàn) còn lại là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó có 56 trang trại chăn nuôi lợn được chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Áp dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi gia cầm
Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong trong tỉnh đã tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gia cầm như: Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể Bioga, chế phẩm sinh học, công nghệ tự động hóa đã và đang được áp dụng, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia cầm
Hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín, con giống được lai tạo, tuyển chọn chất lượng... là những ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi gia cầm đã và đang được doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ chăn nuôi đẩy mạnh áp dụng. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
Giá lợn hơi gần cán mốc 70.000 đồng 1 kg
Nhiều nơi giá lợn hơi tăng 3.000 - 5.000 đồng so với tháng trước, lên mốc mới 64.000 - 67.000 đồng một kg.
Nam Động chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm
Trong những năm qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các cấp ủy, chính quyền xã Nam Động, huyện Quan Hóa, huyện Quan Hóa, huyện Quan Hóa đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn tăng đàn, duy trì phát triển đàn gia súc, gia cầm hiện có, một số hộ gia đình đầu tư chăn nuôi theo mô hình bán công nghiệp, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Nhân rộng mô hình con nuôi đặc sản
Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư chăn nuôi các đối tượng con nuôi đặc sản như: lợn rừng, vịt Cổ Lũng, đà điểu, rùa câm, nhím, dúi... Nhiều đối tượng con nuôi đã và đang mang lại thu nhập cao cho các hộ nuôi.
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường như hiện nay, để phòng chống và hạn chế dịch bệnh bùng phát, nhiều biện pháp đã được các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn cả tỉnh Thanh Hoá tăng cường triển khai. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm tra, rà soát các hoạt động lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm nhằm hạn chế sự lây lan.
Thanh Hoá phát triển nhiều mô hình rau, củ, quả, thuỷ sản và con nuôi theo hướng an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 12.700 ha rau, củ, quả an toàn, trong đó, hơn 4.500 ha được sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP, 330 ha nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ cho giá trị kinh tế cao.