Áp dụng tự động hóa nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các doanh nghiệp sản xuất đã đẩy mạnh việc ứng dụng, cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ tháng 05/2024 trên địa bàn huyện Triệu Sơn, công ty THN Automotive Systems Việt Nam là công ty FDI có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất dây điện cho các dòng xe ô tô điện của Huyndai và Kia. Hiện tại, công ty là đối tác cung cấp số 1 cho các doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Điều đáng chú ý là việc sản xuất tại đây được doanh nghiệp đầu tư hệ thống máy móc hiện đại theo công nghệ Hàn Quốc với khoảng hơn 90% việc sản xuất được thực hiện tự động hóa. Nhờ đó, từ thời điểm cuối tháng 8 đến hết năm 2024 sản lượng của công ty đạt khoảng 40.000 sản phẩm.


Ông Lee Kwang Ho, Tổng giám đốc Công ty THN Automotive Systems Việt Nam
Ông Lee Kwang Ho, Tổng giám đốc Công ty THN Automotive Systems Việt Nam cho biết: "Hiện cả thế giới đang hướng đến sử dụng các sản phẩm thân thiện, bảo vệ môi trường, vì vậy thay vì các dòng xe sử dụng xăng dầu, chúng tôi chuyển hướng qua sản xuất cho các dòng xe sử dụng đồng thời xăng - điện và các dòng xe điện. Bên cạnh đó, trong cuộc cách mạng 4.0 chúng tôi đã áp dụng chuyển đổi số đồng bộ với 90% dây chuyền tự động, số còn lại là bán tự động, tạo ra những sản phẩm mang tính chính xác cao, nhờ đó mà nhà máy Việt Nam đã xuất sắc dành được các đơn hàng lớn từ Tổng công ty. Chúng tôi dự kiến năm 2025, nhà máy đi vào hoạt động hết công suất sẽ đạt 1 triệu sản phẩm/ năm".
Với mục tiêu "Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động", thời gian qua, với sự nỗ lực quyết tâm cao, Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức đã ứng dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất như: máy gia công trung tâm, máy cắt CNC 6 đầu điêu khắc, máy dán cạnh tự động, máy khoan 6 đầu, máy panel tự động, rô-bốt hàn tự động... Dây chuyền sơn tĩnh điện; dây chuyền máy gia công nội thất gỗ công nghiệp CNC. Cùng với đó, công ty còn đưa vào sử dụng phần mềm ERP quản lý doanh nghiệp 1C để vận hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ khi tiếp nhận đơn hàng đến khi giao hàng, các chứng từ thanh toán liên quan đến nguyên vật liệu và khách hàng. Từ việc ứng dụng công nghệ, đưa tự động hóa vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, chất lượng sản phẩm được nâng lên.


Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị Giáo dục Hồng Đức
Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị Giáo dục Hồng Đức cho biết thêm: "Trong các hoạt động quản lý và sản xuất, chúng tôi chú trọng đế việc ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các hoạt động. Trong sản xuất, chúng tôi có nhiều máy móc thiết bị, phần mềm hiện đại để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Từ nhu cầu thực tế, việc ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, coi đây là nền tảng quản lý doanh nghiệp thông minh và hiệu quả nhất trong việc tối ưu hoá năng suất lao động, minh bạch trong số liệu báo cáo cũng như trong vận hành doanh nghiệp. Qua đó, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ 30 – 40% thậm chí lên tới 100%.


Ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc Nhà máy kính Hoàng Long Class, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc Nhà máy kính Hoàng Long Class, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Khi áp dụng công nghệ vào sản xuât kinh doanh, sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng; thứ 2, trong môi trường làm việc của công ty chúng tôi rất nguy hiểm nên áp dụng công nghệ an toàn, sản xuất nhiều, chắc chắn trong thời gian tới công nghệ càng phát triển. Thời gian tới chúng tôi sẽ đầu tư công nghệ mới nhất vào sản xuất".

Ông Lê Minh Dương, Giám đốc Công ty Thiết bị tự động Minh Dương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Minh Dương, Giám đốc Công ty Thiết bị tự động Minh Dương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với thời buổi hiện đại hiện nay, các cơ quan và cả người dân khi được chúng tôi truyền thông và tư vấn thì họ cũng đã sử dụng các công nghệ tự động rất là nhiều. Bởi vì họ cũng rất muốn sử dụng những công nghệ hiện đại đó để giải phóng được sức lao động, không cần ở cơ quan hay ở nhà vẫn kiểm soát được từ xa".

Tính đến hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp. Thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với nhiều tác động khác nhau, mang lại chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về doanh thu lẫn nhân sự. Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp lớn, toàn tỉnh mới có hơn 5.500 doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất. Con số này thực sự còn khá khiêm tốn. Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, mà sẽ trở thành vấn đề sống còn với doanh nghiệp và chuyển đổi số để tự động hóa chính là con đường ngắn nhất để tạo ra giá trị mới, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, phát triển vững vàng trong thời kỳ hội nhập.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.