Bản Ngàm làm du lịch
Phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực miền núi không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn tạo ra sự thay đổi trong tư duy làm kinh tế của người dân. Câu chuyện làm du lịch tại bản Ngàm, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa dưới đây là minh chứng cho thấy, khi được định hướng đúng đắn, những người dân ở vùng biên giới xa xôi cũng trở nên năng động, nhạy bén, nhanh chóng bắt nhịp với cách làm kinh tế mới.
Gia đình chị Lữ Thị Nguyện ở bàn Ngàm, xã Sơn Điện trước đây chỉ làm nông nghiệp. Từ năm 2019, bản Ngàm bắt đầu làm du lịch cộng đồng. Được sự hướng dẫn, động viên của huyện, xã và bản, chị mạnh dạn mở dịch vụ homestay. Căn nhà sàn rộng hơn 100 m2 được cải tạo, trang bị thêm nội thất, trở thành nơi phục vụ ăn nghỉ cho du khách. Từ chỗ chỉ biết lên nương, lên rẫy, giờ đây, chị Nguyện đã có những kiến thức và kĩ năng căn bản trong làm dịch vụ du lịch. Chị Lữ Thị Nguyện, Bản Ngàm, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ ngày làm du lịch, chúng tôi được xã, huyện tập huấn cách làm du lịch để phục vụ du khách tốt hơn".

Ngoài khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hoang sơ, đến nay, bản Ngàm vẫn giữ được hàng chục ngôi nhà sàn có kiến trúc độc đáo cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái. Đây là tiền đề để huyện Quan Sơn định hướng xây dựng bản Ngàm thành bản du lịch cộng đồng nổi bật. Ngay khi đề án được triển khai, người dân bản Ngàm đã tích cực hưởng ứng.

Cả bản có 75 hộ dân, thì đã có hơn 20 hộ đăng ký làm du lịch. Người dân tích cực học hỏi kỹ năng, chỉnh trang nhà cửa, cải tạo cảnh quan, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để phục vụ du khách tốt hơn. Du khách tới bản Ngàm không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh, mà còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống, giao lưu văn hóa cộng đồng, tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc… Bản đã thành lập được đội văn nghệ với hơn 30 thành viên cả nam và nữ, sẵn sàng biểu diễn phục vụ khách khi có yêu cầu.

Thời điểm dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, bản Ngàm vẫn nỗ lực duy trì hoạt động du lịch, thu hút khoảng 1000 lượt du khách mỗi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, bản đón gần 1000 lượt khách, dự kiến cả năm đón khoảng 2000 lượt khách.

Câu chuyện người dân bản Ngàm làm du lịch bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, tạo chuyển biến trong nhận thức và tư duy phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quan Sơn góp phần tạo động lực để du lịch cộng đồng vùng cao thực sự phát triển trong tương lai.


Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.