ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bản nhạc kèn "Hồn tử sĩ" ra đời như thế nào?

Nếu tính từ năm 1946 thì ca khúc "Hồn tử sĩ" đã tròn 73 năm.

27/07/2019 13:55

“Mi mi mi mi

rê mi đô si đô la

Mi mi rê mi đô

si đô la sol la mi…”

Đây là những nốt nhạc mà dàn kèn thường hòa tấu trong các buổi tang lễ cấp nhà nước, cấp tỉnh và các quân khu. Bản nhạc ấy ta quen gọi là “Hồn tử sĩ”. Vậy “Hồn tử sĩ” có từ bao giờ và ai sáng tác?

Mở lại cuốn nhật ký ghi năm 1968, tôi dừng ở ngày 20/7, hôm đó anh chị em văn nghệ chúng tôi may mắn được gặp đủ mặt các nhân vật trong bộ ba “xe pháo mã” – “ Hoàng Mai Lưu” (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước) tại Đài Tiếng nói Việt nam (TNVN). Qua buổi gặp gỡ, chúng tôi đã hiểu thêm về phong trào văn hóa văn nghệ yêu nước trong giới sinh viên học sinh trước, trong và sau cách mạng tháng 8/1945. Vì sắp đến ngày “Thương binh, liệt sĩ” nên cuối buổi gặp gỡ chúng tôi hỏi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước về bản nhạc “Hồn tử sĩ”. Ông cho biết:

Cuối năm 1942 và đầu năm 1943 Tổng hội Sinh viên Đông Dương tổ chức đợt cắm trại (31/12 và 1/1) tại Mê Linh. Tấm gương hai bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) gắn liền với Mê Linh, sông Hát nên trong dịp đó tôi đã hoàn thành cơ bản bài hát “Hát giang trường hận” (lời thơ của Phan Mai) để tưởng nhớ các tướng sĩ của Hai Bà Trưng. Ba tháng sau đó tôi mới sửa lại và tập cho anh chị em sinh viên cùng hát:

“Đêm khuya âm u ai khóc than trong gió đàn

Xác quân Trưng nữ vương rơi ngổn ngang trên nước tràn

Hồn ai đang thổn thức trên sông

Hồn quân Nam đang khóc trên sông…”

Ảnh: Quang Trung.
Ảnh: Quang Trung.

Tháng 5/1946 theo gợi ý của các anh  lãnh đạo chính quyền: Trần Văn Giàu,Tô Ký,  anh Hồng Lực và tôi bàn nhau sửa chữa và đổi tên bài “Hát giang trường hận” thành “Chiêu hồn tử sĩ” để tưởng nhớ và chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Anh Trần Văn Giàu rất hoan nghênh và để nghị chỉ để 3 chữ là “Hồn tử sĩ”. Tôi thấy cũng hợp lý và hồi ấy anh Đỗ Nhuận cũng đã có ca khúc cùng tên như thế (Chiêu hồn tử sĩ – sau này anh đổi lại là Mặc niệm đồng chí). Sang năm 1947 Chính phủ quyết định lấy ngày 27/7 làm ngày nhớ ơn các thương binh và liệt sĩ. Từ đó “Hồn tử sĩ” được hát lên bằng tốp ca hoặc đồng ca trong các buổi tang lễ tiễn đưa các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng. Cuối năm đó bản nhạc kèn được tấu lên thay cho lời hát như chúng ta từng nghe. Từ sau năm 1954, chính quyền và quân đội Sài Gòn cũng sử dụng bản nhạc này trong các lễ truy điệu. Một bài hát đặc biệt khi cả hai chế độ đối kháng nhau lại cùng sử dụng trong cùng giai đoạn.

Về khúc thức của giai điệu, lúc đầu viết theo nhịp 4/4, nhưng sau tôi chuyển sang nhịp 2/4 có pha thêm một đọan nhịp 3/4, một đoạn nhịp 6/8 và cuối bài trở về nhịp 2/4 cho chậm rãi, thể hiện được sự nhớ thương và tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ những chiến tích mà các liệt sĩ đã lập nên. Khi đổi tên là “Hồn tử sĩ”, chúng tôi thống nhất chỉ lấy đoạn cuối của bài hát để hòa tấu bằng nhạc kèn. Cái đoạn này cũng đã có những gợi ý của anh Huỳnh Văn Tiểng và anh Mai Văn Bộ, trước đó  các anh còn nhắc đến hai câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”: “Hồn tử sĩ gió ù ù thổi/ Mặt chinh phu trăng rọi rọi soi”.

Và “Hồn tử sĩ” dài 117 ô nhịp, mở đầu bằng những câu:

“Đêm khuya âm u ai khóc than trong sương mù?

Gió rít qua lũy tre  như nghiến răng vương mối thù

Hồn ai kia đau xót chơi vơi?

Hồn quân Nam căm uất chưa nguôi…”

Ảnh: Quang Trung.
Ảnh: Quang Trung.

Khi chuyển cho dàn nhạc kèn để hòa tấu, chúng tôi  trích đoạn cuối của bài chỉ có 35 ô nhịp để sử dụng cho ngắn gọn và có thể lặp đi lặp lại dễ dàng. Đoạn ấy có lời như sau:

“ Nhân dân đau thương ghi nhớ ơn của bao người

Chiến đấu dâng tấm thân cho nước nhà, cho giống nòi

Nhìn gương xưa liệt sĩ nêu cao

Lòng sôi lên cương quyết noi theo

Nước mắt rớt xuống bao xót thương bên nấm mồ

Khói bốc nghi ngút bay quyện lá cờ 

chưa khô máu những người con yêu quý thác vì nược non

Ngàn muôn năm Tổ Quốc ghi ơn”.

Nếu tính từ năm 1946 thì ca khúc “Hồn tử sĩ” đã tròn 73 năm. Mỗi lần dàn nhạc tấu lên, tôi lại  nhớ đến hình ảnh của Lưu Hữu Phước – người nhạc sĩ cách mạng tài ba, có nhiều đóng góp cho đất nước, trong bộ ba “Hoàng -  Mai - Lưu” mà lịch sử luôn nhắc đến./.

Nhạc sĩ Dân Huyền

Theo VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch thác Mây năm 2025

Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch thác Mây năm 2025

21:28 , 17/05/2025

Sáng ngày 17/5, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành đã khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn với khai trương du lịch Thác Mây năm 2025.

Hội thảo khoa học phát huy vai trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thanh Hóa

Hội thảo khoa học phát huy vai trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thanh Hóa

21:12 , 16/05/2025

Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của người dân và doanh nghiệp trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay".

Gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ

Gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ

08:00 , 16/05/2025

Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay đã có gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ.

Sầm Sơn – Điểm hẹn mùa hè

Sầm Sơn – Điểm hẹn mùa hè

14:56 , 15/05/2025

Sầm Sơn - một thành phố nổi tiếng là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển dài, cát trắng mịn và làn nước trong xanh. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn bởi những địa danh gắn liền với truyền thuyết và lịch sử và hạ tầng du lịch hiện đại như Quảng trường biển và hệ thống khách sạn, resort cao cấp.

Sức hút từ du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm

Sức hút từ du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm

08:30 , 14/05/2025

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm đang được nhiều khách du lịch quan tâm khi đến Thanh Hoá. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm thu hút du khách.

Ca sĩ Tùng Dương nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản

Ca sĩ Tùng Dương nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản

09:03 , 13/05/2025

Ca sĩ Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025) – giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Tùng Dương mà còn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc quốc tế.

Thanh Hóa: siết chặt quản lý hoạt động mô tô nước tại các khu du lịch biển

Thanh Hóa: siết chặt quản lý hoạt động mô tô nước tại các khu du lịch biển

07:24 , 13/05/2025

Mô tô nước là một trong những loại hình dịch vụ du lịch biển thu hút nhiều du khách ưa khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh. Do công suất hoạt động của phương tiện này rất lớn nên nếu không kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy.

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương

23:00 , 11/05/2025

Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch của cả nước

Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch của cả nước

21:09 , 11/05/2025

Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch

19:50 , 11/05/2025

Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.