Theo dấu chân Người
Tháng 5, đến những nơi lưu giữ hình ảnh, lắng nghe những bài hát hay xem lại các thước phim tái hiện hành trình “ cả cuộc đời chăm lo cho hạnh phúc nhân dân” của Người thì niềm kính yêu vô hạn trong mỗi trái tim lại càng trào dâng. Lật mở từng trang sử, theo dấu chân Người, cũng là cách để một lần nữa mỗi chúng ta thêm trân trọng, giữ gìn bầu trời hòa bình, hạnh phúc của hôm nay.
Ngày 5/6/1911, từ Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy vừa tròn 21 tuổi), rời bến cảng Nhà Rồng, lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. "Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi".

Thời điểm ấy, không ai biết được rằng, chuyến đi này không chỉ là một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một dấu mốc trọng đại đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Hành trình của Nguyễn Tất Thành - Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là hành trình lịch sử tìm con đường cứu nước cho dân tộc và viết tên đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Chân dung Bác Hồ năm 1921 tại Paris.
Những năm tháng ấy, bàn chân của Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt, Người đã dừng chân lâu ở Mỹ, Anh và Pháp, hòa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống, học tập và hoạt động cách mạng. "Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước/Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa".
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở đó ánh sáng chân lý của thời đại, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. "Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc". Bởi: "Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi/ Hình của Đảng lồng trong hình của nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười".

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, Người đã dần xây dựng được một con đường cách mạng phù hợp với thực tiễn đất nước và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Người, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và về tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối thống nhất, làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một thời đại mới rực rỡ nhất trong lịch sử của dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh.

Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam bắt đầu từ những câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên. Ít ai biết rằng, Chế Lan Viên không viết bài thơ "Người đi tìm hình của nước" khi thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng mà 49 năm sau (năm 1960) bài thơ mới ra đời và in trong tập "Ánh sáng và Phù sa" - NXB Văn học - 1960. Bài thơ còn là món quà giàu ý nghĩa tác giả kính tặng Bác Hồ dịp 70 năm sinh nhật của Người (19/5/1960).
"Người đi tìm hình của nước" là bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên viết về Bác Hồ, được viết trên nền của cảm xúc rưng rưng tự hào và lòng biết ơn chân thành cùng những suy tưởng sâu sắc về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Đó là một hành trình dài với biết bao gian khổ, thử thách mà Người đã trải qua với mục đích thiêng liêng, cao cả: "Tìm hình của Nước". Năm 2024, nhạc sĩ Kiên Ninh đã phổ nhạc cho bài thơ nổi tiếng này, đồng thời thực hiện và ra mắt MV; " Người đi tìm hình của nước".

Nhạc sĩ Kiên Ninh
Cũng như bao người viết nhạc về đề tài tình yêu quê hương đất nước, Kiên Ninh luôn mong muốn sáng tác được những tác phẩm có dấu ấn về Bác. Tuy nhiên, phải mất đến 3 năm ấp ủ, anh mới có thể viết nên ca khúc "Người đi tìm hình của nước".
Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Kiên Ninh chia sẻ: "Kiên Ninh tự đặt ra vấn đề cho minh là viết được ít nhất một tác phẩm về Bác. Trải qua quá trình đau đáu khá dài, từ ngày Kiên Ninh biết đến bài thơ Nguời đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên, Kiên Ninh đã ấp ủ đến 3 năm mới viết ra được tác phẩm cùng tên là Nguời đi tìm hình của nước".
Lựa chọn một bài thơ đã rất nổi tiếng để chuyển thể sang âm nhạc, Kiên Ninh cũng hiểu rằng: đó là một con đường khó. Nhưng anh cũng hi vọng, âm nhạc với sự đặc trưng riêng về giai điệu, tiết tấu, tiếp tục sẽ đưa bài thơ "Người đi tìm hình của nước" đến với công chúng bằng một phương thức mới.

Các ca sỹ thể hiện bài hát "Người đi tìm hình của nước" do nhạc sĩ Kiên Ninh sáng tác.
Hành trình 30 năm, từ người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng bôn ba năm châu bốn bể, tìm hiểu phong trào đấu tranh rồi về Pác Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28-1-1941) đã được tái hiện sâu sắc trong cuốn truyện ký "Theo dấu chân Người" của giáo sư, tiến sĩ, nhà văn Trình Quang Phú.

Cuốn sách được giới thiệu đến độc giả vào tháng 8/2024 khi tác giả đã 84 tuổi và nhanh chóng trở thành một tư liệu quý báu cho thế hệ trẻ trong việc tìm hiểu những câu chuyện về Bác Hồ. Trong sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn Trình Quang Phú có 6 tác phẩm viết về Bác Hồ.

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà văn Trình Quang Phú
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà văn Trình Quang Phú cho biết: "Ý tứ Bác từ quê đi đến bến cảng Nhà Rồng, từ cảng Nhà Rồng đến Pác Bó cũng như trong kháng chiến tôi đã làm được cả rồi. Nhưng mà tôi nghĩ rằng, tình Bác đối với chúng ta mênh mông lắm và tình chúng ta dành cho Bác cũng không bao giờ dừng lại được. Với tôi, còn sống, còn nghiên cứu thì sẽ còn viết".
Thông qua các bài viết trong cuốn sách, độc giả biết được chi tiết về những nơi Bác đã đặt chân đến, những người Bác gặp gỡ hay việc Bác làm nghề gì, kết thân với ai, gắn bó với ý tưởng nào, xa lánh với suy nghĩ nào… Qua đó, tính cách, phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của Người được khắc họa một cách giản dị, gần gũi. Với ngòi bút của một nhà văn, tác giả Trình Quang Phú chọn viết tác phẩm theo thể truyện, ký, có những chi tiết, câu chuyện quen thuộc đã ghi trong tài liệu chính thống, nhưng có những chi tiết hư cấu một cách hợp lý, đem lại nhiều sự thích thú cho độc giả.

Viết về Bác lúc nào cảm xúc cũng luôn mới, luôn đầy, bởi cuộc đời Bác là bản trường ca hào hùng, bất diệt. Đó là điều mà các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ… luôn tâm niệm. Bao năm qua, có biết bao tác phẩm về Người đã được giới thiệu và trở nên bất hủ cùng thời gian, năm tháng. Những năm tháng của hôm nay và mai sau, Bác vẫn luôn là nguồn cảm xúc tươi mới, dồi dào; để mỗi thế hệ tiếp tục sáng tạo tìm hiểu, khai thác và sáng tác nên nhiều tác phẩm mới. Tin rằng, dẫu đã trở nên quen thuộc hay mới vừa được giới thiệu, nhưng các tác phẩm tái hiện hành trình tìm đường cứu nước của Người sẽ trở thành tư liệu quý giá, để nhắc nhớ mỗi chúng ta về một chặng đường lịch sử không thể nào quên của dân tộc Việt Nam.

Ca sĩ Tùng Dương nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản
Ca sĩ Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025) – giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Tùng Dương mà còn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc quốc tế.

Thanh Hóa: siết chặt quản lý hoạt động mô tô nước tại các khu du lịch biển
Mô tô nước là một trong những loại hình dịch vụ du lịch biển thu hút nhiều du khách ưa khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh. Do công suất hoạt động của phương tiện này rất lớn nên nếu không kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy.

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch của cả nước
Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch
Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.

Thác Mây - Điểm đến hấp dẫn giữa đại ngàn
Sau gần 5 năm được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, Thác Mây, ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành thu hút ngày càng đông du khách, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.