Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; căn cứ Chương trình công tác của Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh năm 2023, Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 như sau:
I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023
1. Hoạt động thẩm tra phục vụ các kỳ họp HĐND tỉnh
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban theo luật định và theo sự phân công, điều hòa của Thường trực HĐND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2023 Ban Pháp chế đã tổ chức thẩm tra báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khoá XVIII của UBND tỉnh và 06 dự thảo Nghị quyết; thông qua báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của Ban trình tại Kỳ họp thứ 14 của HĐND tỉnh, cụ thể:
Kỳ họp thứ 12 (kỳ họp chuyên đề): Ban đã tiến hành thẩm tra đối với 01 dự thảo Nghị quyết.
Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề): Ban đã tiến hành thẩm tra đối với 02 dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp.
Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2023): Ban đã tiến hành thẩm tra 01 báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và 03 dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp.
Nội dung thẩm tra của Ban tập trung vào những vấn đề như: Về thẩm quyền ban hành, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, sự phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh, tính khả thi trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết... Các nội dung thẩm tra được Đại biểu HĐND tỉnh lựa chọn là cơ sở để quyết nghị thông qua các Nghị quyết trình tại kỳ họp.
Để có cơ sở xem xét tính hợp pháp, khả thi của vấn đề được đề cập trong các báo cáo, đề án, tờ trình dự thảo Nghị quyết, Ban đã chủ động tham gia với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự thảo nội dung, các ý kiến của Ban đã được UBND tỉnh tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo Nghị quyết, qua đó góp phần nâng cao chất lượng ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Sau các kỳ họp, Ban đã chủ động phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh rà soát, hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết thuộc lĩnh vực Ban phụ trách để trình Chủ tịch HĐND ký ban hành đảm bảo chất lượng, kịp thời.
2. Hoạt động giám sát, khảo sát
2.1. Hoạt động giám sát chuyên đề
Thực hiện chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2023, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và hoàn thành chuyên đề giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) từ 01/01/2020 đến 31/12/2022 đối với UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi sơn và các Khu CN; UBND một số huyện, thị xã, thành phố và khảo sát thực tế tại một số cơ sở không đảm bảo về PCCC và CNCH đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực thi hành; Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn; Nhà máy luyện gang thép Nghi Sơn; một số trường học, cơ sở lưu trú, siêu thị, tổ liên gia an toàn PCCC, khu dân cư thuộc diện nguy hiểm về cháy nổ và cảng cá Hải Châu.
Báo cáo kết quả giám sát đã khẳng định trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy nổ gây ra được kiềm chế. Kết quả trên đã góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, tạo môi trường an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Báo cáo đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể trong công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời đưa ra các đề xuất kiến nghị để các cơ quan chức năng có những giải pháp để khắc phục. Các kiến nghị của Ban đã được UBND tỉnh nghiêm túc tiếp thu và chỉ đạo các UBND các cấp, các sở ngành tại Công văn số 7786/UBND-KSTTHCNC ngày 05/6/2023.
2.2. Hoạt động khảo sát: Thực hiện khảo sát công tác cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh.
Ban đã có Báo cáo kết quả khảo sát, Báo cáo đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác cai nghiện ma túy tại các Cơ sở cai nghiện của tỉnh. Trong giai đoạn 2020 - 2022, nhờ làm tốt công tác cai nghiện ma túy tập trung đã góp phần quan trọng trong việc quản lý đối tượng nghiện, kéo giảm tỷ lệ tội phạm liên quan đến đối tượng nghiện gây ra; đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể trong công tác cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện trên địa bàn tỉnh, đưa ra các đề xuất kiến nghị để UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có những giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
2.3. Tham gia Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2022.
3. Hoạt động tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh
Tham mưu thực hiện có hiệu quả các công việc theo sự phân công điều hòa của Thường trực HĐND tỉnh đảm bảo đúng luật, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể là:
Tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch và Quyết định nội dung khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh trong việc chuẩn bị giám sát chuyên đề việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn, các Kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau giám sát chuyên đề.
Thực hiện thẩm tra và tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh ban hành Quyết định về việc chấp thuận đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định một số nội dung, mức hỗ trợ đối với người cai nghiện ma tuý và người làm công tác cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Một số hoạt động khác
Tham gia ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết Quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tham gia ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Các thành viên Ban tham gia tiếp công dân tại địa bàn nơi ứng cử, chủ động tiếp xúc cử tri theo sự phân công của các Tổ đại biểu và tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường xuyên phối hợp cùng Văn phòng, các Ban HĐND tỉnh trong các công việc của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công.
Ngoài ra, lãnh đạo Ban tham gia đầy đủ các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về chuẩn bị nội dung chương trình kỳ họp HĐND tỉnh; các phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh và các cuộc họp khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ban theo sự phân công, điều hòa của Thường trực HĐND tỉnh và khi được mời.
Tóm lại: Sáu tháng đầu năm 2023, trên cơ sở chương trình công tác đã đề ra, với tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các thành viên Ban, Ban Pháp chế đã thực hiện tốt công việc theo chức năng, quyền hạn và hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ: (1) Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo điều hòa hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các Ban HĐND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố. trong thực hiện nhiệm vụ được giao; (2) Chủ động, linh hoạt trong hoạt động giám sát và khảo sát, bảo đảm theo đúng nội dung, mục đích, yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tế; báo cáo giám sát và khảo sát đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và kiến nghị, nhiều nội dung được UBND tỉnh tiếp thu, chỉ đạo các địa phương, sở, ngành khắc phục; (3) Ban đã tăng cường giám sát việc triển khai việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách để kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; (4) Thường xuyên nắm bắt công tác giải quyết kiến nghị cử tri của các Sở, ngành và địa phương, có quan điểm đối với những nội dung trả lời chưa rõ ràng; (5) Lãnh đạo và các thành viên Ban luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia hoạt động của Ban; nghiên cứu sâu các báo cáo, tài liệu, thu thập thông tin yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải trình, làm rõ những nội dung còn vướng mắc; thực hiện tốt việc tiếp công dân tại địa bàn nơi ứng cử và hoạt động tiếp xúc cử tri theo luật định trước kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Pháp chế HĐND tỉnh còn có những thiếu sót, hạn chế đó là:
Công tác theo dõi, tổng hợp, thống kê và tổ chức khảo sát nắm tình hình thực hiện các kiến nghị sau giám sát, sau chất vấn liên quan đến lĩnh vực của Ban chưa thường xuyên. Một số thành viên Ban kiêm nhiệm do công việc nhiều nên việc bố trí thời gian tham gia một số cuộc giám sát, thẩm tra chưa đầy đủ.
II. Nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023
1. Hoạt động thẩm tra phục vụ các kỳ họp HĐND tỉnh
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin để nâng cao chất lượng thẩm tra báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Cục thi hành án dân sự tỉnh, các báo cáo của UBND tỉnh có liên quan đến lĩnh vực pháp chế cũng như đối với các dự thảo Nghị quyết, đề án của UBND tỉnh trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh (thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban).
2. Hoạt động giám sát
2.1. Tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát
Tham gia đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn, các Kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau giám sát chuyên đề.
2.2. Hoạt động giám sát chuyên đề của Ban
Tổ chức giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các Trại giam trên địa bàn tỉnh.
2.3. Hoạt động giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên đối với hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trong việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực Ban Pháp chế phụ trách.
3. Hoạt động khảo sát
Thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Khảo sát việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
Ngoài những nội dung trên, căn cứ vào tình hình thực tế hoặc theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban sẽ tổ chức giám sát, khảo sát ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
4. Một số hoạt động khác
Triển khai đầy đủ các nội dung theo chương trình công tác của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã đề ra trong 06 tháng cuối năm 2023.
Thường xuyên cập nhật, nắm tình hình việc triển khai, kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh; các kiến nghị sau giám sát, sau chất vấn và các ý kiến, kiến nghị của cử tri có liên quan đến lĩnh vực Ban được phân công phụ trách để đề xuất các biện pháp đôn đốc thực hiện có hiệu quả.
Tham gia nghiên cứu, góp ý đối với các dự án luật theo đề nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh, tham dự các hội nghị, hội thảo và các cuộc giám sát, khảo sát của các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH và các Ban HĐND tỉnh tổ chức khi được mời và có nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ban hoặc theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
Các thành viên Ban tham gia tiếp công dân và tiếp xúc cử tri tại địa bàn ứng cử theo sự phân công của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan có chức năng để nghiên cứu, đề xuất tham mưu giúp Thường trực HĐND tỉnh giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.
Ngoài các nội dung trên, căn cứ tình hình thực tế và sự phân công điều hòa của Thường trực HĐND tỉnh, Ban sẽ bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung công tác đảm bảo phù hợp.
Trên đây là báo cáo hoạt động của Ban Pháp chế HĐND tỉnh 6 tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ 14.
Phiên họp thường kỳ Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 11
Chiều ngày 21/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV - năm 2024
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B của tỉnh, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức diễn ra. Dự Đại hội có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, cùng 246 đại biểu đại diện cho hơn 700 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Vĩnh Lộc: Tập huấn công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
Để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 21/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lớp tập huấn và hướng dẫn về công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G
Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế tại huyện Quan Hoá
Ngày 20/11, Đoàn Giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 - 2023 tại huyện Quan Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.