ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Báo động người Việt ăn muối gấp đôi so với khuyến cáo

Để tốt nhất cho sức khỏe, Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo một người ăn dưới 5g muối/người/ngày. Tuy nhiên tại Việt Nam, lượng tiêu thụ muối lên đến 9,4g/người/ngày.

18/07/2018 09:02

Người Việt ăn quá mặn

Theo TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, điều tra năm 2015 cho thấy mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g, gần gấp đôi mức khuyến cáo của TCYTTG.

Muối là gia vị rất phổ biến của người Việt trong nấu ăn, chấm các loại hoa quả...
Muối là gia vị rất phổ biến của người Việt trong nấu ăn, chấm các loại hoa quả...

Đây là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Các bệnh lý này liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực và đặc biệt là tiêu thụ quá nhiều muối, đây là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.

TS Bắc thông tin, báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ năm người trưởng thành Việt Nam thì có một người bị tăng huyết áp và cứ hơn hai mươi người thì có một người đái tháo đường. Như vậy ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, khoảng 3 triệu người đái tháo đường.

Trong khi đó tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện sớm và quản lý điều trị ở cộng đồng còn rất thấp. Có khoảng 60% người mắc tăng huyết áp và 70% người đái tháo đường chưa được phát hiện bệnh, chỉ có khoảng14% bệnh nhân tăng huyết áp, 29% bệnh nhân đái tháo đường hiện đang được điều trị và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, điều trị dự phòng.

Lý do cơ bản của những vấn đề nêu trên là do tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là ở hầu hết các trạm y tế xã, chưa triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài - là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với bệnh không lây nhiễm. Vì vậy dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là một giải pháp cốt lõi hiện nay. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này là do còn thiếu các dịch vụ dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị tại các trạm y tế xã.

Vì sức khỏe hãy giảm muối!

Bộ Y tế đã có những nỗ lực triển khai phòng chống bệnh không lây nhiễm trong đó có việc ban hành Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 về KH tăng cường thực hiện điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý YHGĐ tại các TYT xã, phường cho giai đoạn 2018-2020; và Quyết định số 2033/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 ban hành “Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2018-2025”.

WHO cũng đã hỗ trợ Việt Nam trong chương trình giảm muối ăn. Theo đó đã xây dựng các khuyến nghị về lượng muối tối đa trong một số thực phẩm chế biến sẵn và tổ chức chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về giảm ăn muối.

Đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo người dân hành động để dự phòng và kiểm soát tăng huyết áp, đái tháo đường nhằm ngăn ngừa bệnh tim bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên, không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia; và

Chú ý giảm lượng muối ăn vào hằng ngày. Hãy thực hiện giảm muối khi chế biến thức ăn, giảm muối trong khi ăn, giảm sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.

Hãy thường xuyên đo huyết áp và đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đến cơ sở y tế để khám ngay nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị tăng huyết áp và/hoặc và bị đái tháo đường.

Đối với những người đã bị tăng huyết áp hay đái tháo đường, hãy tuân thủ việc điều trị bao gồm thường xuyên dùng thuốc và thực hiện thay đổi hành vi lối sống theo lời khuyên của thầy thuốc.

Tú Anh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

19:58 , 15/05/2025

Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19

16:02 , 15/05/2025

Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế

08:21 , 14/05/2025

Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

16:07 , 13/05/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

16:07 , 13/05/2025

Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết

09:01 , 13/05/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân

07:04 , 12/05/2025

Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”

19:47 , 11/05/2025

Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng

18:05 , 11/05/2025

Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

10:03 , 11/05/2025

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.