Bảo tồn di sản kiến trúc ở TP.Hồ Chí Minh còn nhiều mâu thuẫn
Công tác bảo tồn di sản kiến trúc cần có sự phối hợp giữa các ngành chức năng và toàn thể xã hội.
10/06/2019 16:29
aA
aA
aA
Công tác bảo tồn di sản kiến trúc hiện còn gặp nhiều khó khăn do mâu thuẫn về pháp lý. Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại” được tổ chức sáng 10/6 tại TP HCM.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết: Thành phố hiện có 172 di tích, trong đó chỉ có 40 di tích (chiếm khoảng 23%) có thể phát huy thành điểm đến du lịch. Mặc dù số lượng các di tích còn ít, nhưng trong các điểm đến phải ghé thăm khi du lịch TPHCM thì đều là các công trình kiến trúc di sản bởi nó tạo nên giá trị hấp dẫn.
Ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TPHCM.
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị nhận định, hiện nay do hoàn cảnh xã hội và các quy luật của kinh tế thị trường làm cho cơ cấu sử dụng đất thay đổi nên đang có nhiều mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc. Do vậy, giải pháp xử lý mâu thuẫn này là biến bảo tồn thành nguồn lực, tạo kinh phí cho sự phát triển.
Đối với Nhà nước, có 3 công cụ có thể sử dụng là: quy hoạch sử dụng đất, đầu tư hạ tầng cơ sở và sử dụng chính sách thuế. Các chính sách của Nhà nước không chỉ là quy định bắt buộc mà phải nâng đỡ, bảo vệ quyền lợi của người sở hữu di sản.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TPHCM cho rằng, công tác bảo tồn di sản kiến trúc cần có sự phối hợp giữa các ngành chức năng và toàn thể xã hội. Hiện việc quản lý công tác tu bổ di tích còn chồng chéo giữa nhiều cơ quan chức năng, kinh phí hạn chế nên không hiệu quả. Nhiều chủ sở hữu di tích còn e ngại việc kiểm kê, xếp hạng di tích làm giới hạn việc sửa chữa, cải tạo phát triển cơ sở vật chất. Đặc biệt là nhiều luật chi phối công tác này như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu…
Ông Quân nói: "Về pháp luật hiện còn chồng chéo nhiều vấn đề tạo nên nhiều mâu thuẫn. Khi tu bổ di tích, theo Luật Di sản văn hoá thì cần ý kiến của Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, nhưng Sở Xây dựng lại cần lấy thêm ý kiến của Cục Di sản văn hoá. Đến giờ nhiều công trình gây khó cho chủ đầu tư vận động nguồn xã hội hoá phải bắt đánh giá tác động môi trường, mà đối với di sản cấp quốc gia phải chuyển Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cũng gây phức tạp"./.
Sầm Sơn - một thành phố nổi tiếng là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển dài, cát trắng mịn và làn nước trong xanh. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn bởi những địa danh gắn liền với truyền thuyết và lịch sử và hạ tầng du lịch hiện đại như Quảng trường biển và hệ thống khách sạn, resort cao cấp.
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm đang được nhiều khách du lịch quan tâm khi đến Thanh Hoá. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm thu hút du khách.
Ca sĩ Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025) – giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Tùng Dương mà còn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc quốc tế.
Mô tô nước là một trong những loại hình dịch vụ du lịch biển thu hút nhiều du khách ưa khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh. Do công suất hoạt động của phương tiện này rất lớn nên nếu không kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy.
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.
Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.
Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.
Sau gần 5 năm được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, Thác Mây, ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành thu hút ngày càng đông du khách, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.