Bảo tồn, phát triển giống cây trồng nguồn gốc bản địa
Với sự quan tâm của ngành Nông nghiệp và chính quyền các cấp, thời gian qua, một số giống cây trồng bản địa trên địa bàn tỉnh đã được phục tráng, bảo tồn và phát triển. Theo đó, các địa phương đã từng bước xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành là một trong sáu vùng trồng cam lớn nhất của cả nước đã được quy hoạch từ thời Pháp thuộc, với các đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng cam. Trong những năm 1960 -1990, cam Vân Du là một trong những giống cam chủ lực của các nông trường quốc doanh trồng cam xuất khẩu cho Liên Xô (cũ), với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cây cam Vân Du chưa được chọn lọc, duy trì về giống, dẫn đến cây cam bị thoái hóa và lai tạp. Vì vậy, năm 20218, huyện Thạch Thành đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn khôi phục và phát triển bền vững nguồn gen bản địa cam Vân Du lâu dài trên cơ sở điều tra tuyển chọn được các cây đầu dòng. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh công nghệ cao. Sau thời gian thực hiện, đến nay, huyện Thạch Thành đã hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu dự án, kết quả đã thiết lập được cơ chế quản lý, bảo hộ đối với nhãn hiệu "Cam Vân Du - Thạch Thành".

Ông Lê Ngọc Hội, Phó chủ tịch UBND Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Ngọc Hội, Phó chủ tịch UBND Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hằng năm, chúng tôi xây dựng các kế hoạch, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Thị trấn Vân Du, tích tụ đất đây, phát triển vùng cây công nghệ cao, mang lại hiểu quả kinh tế cho doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho bà con".
Tiên phong đi đầu trong việc khôi phục và phát triển giống cam Vân Du là gia đình ông Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Ngọc, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành. Gia đình ông đã thuê 80ha đất nông nghiệp đầu tư cải tạo trồng cây Cam theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao. Toàn bộ quá trình canh tác, chăm bón, thu hoạch, bảo quản cam tại nông trại đều áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Nguồn phân hữu cơ bón cho cây cam được nông trại lấy từ trùn quế được nuôi trong khu nhà xưởng rộng 5.000m2. Từ việc nuôi trùn quế lấy phân, mỗi năm nông trại tiết kiệm được 50% chi phí mua phân bón. Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật thâm canh, trang trại còn lắp đặt hệ thống tưới phun tự động. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất, năm 2019 nông trại đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn "Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu" - GlobalGAP. Đây là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất hiện nay trên thế giới mà các nhà nhập khẩu đưa ra để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nông trại cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước đạt chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất GlobalGAP trên cây cam. Tiêu chuẩn này đã giúp sản phẩm cam dễ dàng xuất khẩu ra nước ngoài và cả những thị trường khó tính như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Ngọc, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Tham gia vào đề án bảo tồn cây cam tôi mong muốn phục tráng giống cam của địa phương, xây dựng thương hiệu và phát triển mở rộng thị trường; muốn vậy mình phải tuân thủ các tiêu chí về sản xuất an toàn, được huyện hỗ trợ đồng hành, thuận lợi cho trang trại phát triển trong thời gian tới".
Ngày 7/1/2021, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Cam Vân Du, huyện Thạch Thành. Sự kiện này là bước đột phá, tạo lập vị thế nông sản đặc trưng, nổi bật, mở ra nhiều cơ hội vươn ra thị trường lớn. Những năm gần đây, huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho vùng cam Vân Du. Đến nay, toàn huyện đã có 7 doanh nghiệp đầu tư, với tổng diện tích 172ha, trong đó có 122ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, 50ha áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP. Theo tính toán, 1ha cam khi đi vào thu hoạch, doanh thu ước đạt từ 300 đến 400 triệu đồng/ha.


Ông Hà Đức Tâm, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Ông Hà Đức Tâm, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Huyện đã giao kế hoạch cụ thể cho các xã, thị trấn, hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp".
Để phục hồi giống cây dược liệu Sâm Báo, UBND huyện Vĩnh Lộc đã ban hành Đề án "Bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây sâm báo trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030". Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022 - 2025 xây dựng thành công 2ha vườn cây giống đầu dòng Sâm báo hoa vàng tại xã Vĩnh Hùng và giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn triển khai thực hiện. Đến nay, diện tích trồng Sâm Báo trên toàn huyện đạt khoảng 25ha. Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc là địa phương được lựa chọn để xây dựng mô hình thí điểm khôi phục giống Sâm Báo theo đề án. So với những cây trồng khác, trồng cây sâm Báo rất khó, phải lên luống theo hướng dốc, tránh gây ngập úng sau mưa lớn, bảo đảm thoát nước tốt trong mùa mưa và có mật độ trồng phù hợp. Do đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cách chăm sóc để tăng năng suất. Toàn bộ diện tích thâm canh Sâm báo được trồng, chăm sóc theo quy trình Viet gap, đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao dược liệu, giữ được màu sắc tươi đẹp của sản phẩm.


Ông Vũ Văn Nhất, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Ông Vũ Văn Nhất, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Để bảo tồn, duy trì phát triển giống cây sâm báo, chúng tôi đang thực hiện thí điểm, phát triển cây sâm báo tại núi Báo, xã Vĩnh Hùng, tạo điều kiện cho bà con Nhân dân duy trì năng suất cũng như thu nhập trong tương lai".
Ông Thiều Đình Hùng, Giám đốc Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Công ty chúng tôi đang có một số định hướng để phát triển bền vững cây sâm báo như tiếp tục đầu tư vào quy trình sản xuất, nguyên liệu đưa vào trồng trong nhà kính, nhà lưới, công nghệ cao; thứ hai là set up lại việc bán hàng trên kênh thương mại điện tử và sẽ liên kết với một số đối tác, đẩy mạnh hơn nữa bán hàng trên nền tảng số".

Việc nghiên cứu phục tráng, bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng nguồn gốc bản địa có nhiều ý nghĩa trong phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững của tỉnh cũng như mang lại giá trị văn hóa, ghi dấu ấn về những sản vật địa phương. Do đó, để bảo tồn và phát triển cây trồng có nguồn gốc bản địa, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành chuyên môn để định hướng cho người dân về giá trị, hiệu quả kinh tế và lộ trình phát triển cụ thể. Cũng như tiếp tục chú trọng xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống cây trồng bản địa, phục vụ có hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.

Hiệu quả từ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa luôn quan tâm tới phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khởi động đánh giá mức độ chuyển đổi số các bộ, tỉnh năm 2024
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật theo hướng tinh gọn và khả thi. Đây là bước khởi động cho việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024.

Nhà mạng Việt Nam nâng băng thông, cải thiện tốc độ truy cập Internet
Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng nâng cấp hạ tầng Internet mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tập trung mở rộng băng thông, cải thiện chất lượng đường truyền mà không tăng giá, tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.