Longform
img
Bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bến En - Ảnh 1.

Bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bến En - Ảnh 2.

ườn quốc gia Bến En có diện tích tự nhiên hơn 16.500 ha, trong đó có trên 8.500 ha rừng nguyên sinh. Xác định chiến lược quản lý, bảo vệ rừng phải có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình mới, đội ngũ cán bộ bảo vệ rừng Vườn quốc gia Bến En được tăng cường về số lượng người và trang thiết bị quân dụng theo hướng chuyên nghiệp. Vườn Quốc gia Bến En đã chủ động thực hiện các giải pháp quản lý bảo vệ rừng, tăng cường nắm bắt thông tin, đổi mới hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng kết hợp ứng dụng phần mềm "Smart"và công nghệ GPS; đồng thời tranh thủ tối đa sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, thu hút cộng đồng dân cư, các tổ đội bảo vệ rừng để cùng thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh rừng.

Ông Hoàng Hữu Tùng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Vườn quốc gia Bến En

Ông Lê Hồng Quân - Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Xuân Bình, Vườn quốc gia Bến En
Trạm Kiểm lâm Xuân Bình chúng tôi cắt cử anh em hàng tuần, hàng tháng cùng với tổ bảo vệ, kiểm tra tình hình an ninh. Mùa nắng nóng luôn có mặt ở những vị trí có nguy cơ cháy cao để giám sát và nhắc nhở bà con không mang lửa vào rừng.

Hiện nay, khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Bến En đã thành lập được 12 tổ (đội) tham gia quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, mỗi tổ (đội) có từ 10 - 20 người. Hàng tháng, các tổ đội quản lý bảo vệ rừng cộng đồng phối hợp với cán bộ các trạm kiểm lâm tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng; thường xuyên nắm bắt, cung cấp thông tin trong cộng đồng để các trạm kiểm lâm có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả, kịp thời các hành vi xâm hại rừng... Đặc biệt, trong 3 năm qua đại dịch covid-19 diễn biến phức tạp, người dân đi làm ăn xa trở về các địa phương vùng đệm của Vườn quốc gia rất đông, áp lực mưu sinh dẫn đến nguy cơ xâm hại rừng cao. Tuy nhiên, nhờ tích cực tuyên truyền, xây dựng mạng lưới thông tin cơ sở và làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát, nên khu vực rừng do Vườn quốc gia Bến En quản lý không xảy ra bất cứ vụ vi phạm nào, an ninh rừng được giữ vững.

Được đánh giá là một trong những Vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao của Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung, Vườn quốc gia Bến En có 46 loài thực vật, 56 loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Đặc biệt, trong vườn hiện có trên 300 loài cây dược liệu quý như mã tiền, sa nhân, trẩu, màng lay, hương bài, thu hải đường...vv...

Để kịp thời bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, đơn vị đã tập trung kêu gọi nguồn đầu tư các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học. Tình yêu với rừng là động lực để những người " kĩ sư xanh" lặn lội, tìm kiếm và trực tiếp thực hiện có hiệu quả nhiều đề tài, dự án như: Đề tài thực hiện kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc quý, điều tra các loại linh trưởng, bảo tồn và phát triển cây lim xanh; Dự án bảo tồn và phát triển loài sao lá to; Dự án giám sát một số loài thực vật chỉ thị quý hiếm; Đề tài nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển loài chè vằng; Dự án bảo tồn và phát triển loài vù hương; điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài chim nước; nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng sâm cau dưới tán rừng...vv... Trong 10 năm qua, Vườn quốc gia Bến En đã triển khai thực hiện 3 đề tài, 15 dự án và 02 chương trình, 01 đề án, bước đầu lập được danh mục các loài thực vật, động vật, cây dược liệu, từ đó nghiên cứu các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nguồn gien quý và các tài nguyên động động thực vật phổ biến trong rừng.

Rừng Bến En nổi tiếng cả nước bởi đây là nơi phân bố cây lim xanh rộng lớn và giá trị nhất Việt Nam. Trước kia vì nhiều lí do, cây lim xanh đã bị khai thác kiệt quệ. Khi Vườn quốc gia được ra đời, quần thể lim xanh phân bố tự nhiên, lâu năm còn lại không nhiều trong khu vực vùng lõi. Trên cơ sở hỗ trợ của các dự án, cán bộ kỹ thuật của Vườn quốc gia Bến En đã lặn lội nhiều ngày trong rừng để điều tra, khảo sát thực trạng quần thể lim xanh cổ thụ, thu nhập các mẫu tiêu bản, xác định đặc tính phân bố, đặc tính sinh học của loại cây này. Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu gieo ươm và trồng bổ sung thành công cây lim xanh bản địa tại đây.

Ông Nguyễn Đình Hiếu - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bến En

Từ năm 2012 đến nay, tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương và của các tổ chức nước ngoài, Vườn quốc gia Bến En đã trồng mới được trên 30 ha cây lim xanh. Phải ngắm nhìn những rừng lim xanh đang hồi sinh sau nhiều năm bị suy giảm, thậm chí biến mất, mới thấy hết được sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên nơi đây trong việc bảo tồn và phát triển loài cây đặc hữu này. Ngoài lim xanh, Vườn quốc gia Bến En cũng đang tiếp tục triển khai nghiên cứu gieo ươm và trồng bổ sung cây Vù hương và rất nhiều các loại thực vật, cây thuốc quý, nhằm từng bước phục hồi hệ sinh thái đa dạng và cảnh quan đặc sắc vốn có nơi đây.

Bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bến En - Ảnh 11.

Những năm gần đây, trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học, Vườn quốc gia Bến En đã thực hiện thành công hàng chục mô hình sản xuất thương phẩm các loại cây nông sản, dược liệu quý, trong đó hỗ trợ người dân trồng được 20 ha cây bương mốc, 4 ha cây khôi tía, 4,5 ha dổi ăn hạt. Đơn vị cũng đã nghiên cứu thử nghiệm, nhân giống thành công 6.000 cây trà vằng để trồng thử nghiệm 2 mô hình dưới tán rừng và trong vườn hộ dân, nhân giống 20.000 cây bò khai để cung cấp cho người dân trồng thử nghiệm trong thời gian tới. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ bà con xây dựng các mô hình con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: hươu, lợn mán, gà rừng… Thành công từ việc nhân rộng các mô hình nghiên cứu gắn với sản xuất đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ đình, từng bước góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm áp lực người dân vùng đệm vào xâm hại rừng tự nhiên vì sinh kế.

Ông Nguyễn Khắc Đại - Chủ tịch UBND xã Xuân Thái, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Trước nguy cơ biến mất của nhiều giống loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, hàng ngày, những người làm công tác bảo tồn, phát triển động thực vật của Vườn quốc gia Bến En đang nỗ lực cứu chữa, chăm sóc những động vật quý được cứu hộ từ các nơi về. Hiện tại, đơn vị đang nuôi, cứu hộ 11 cá thể hươu sao, 15 cá thể gà rừng lai, 04 cá thể chim công, 24 chim trĩ, 06 cá thể khỉ (gồm 01 khỉ vàng, 01 khỉ đuôi dài, 04 khỉ mặt đỏ), 01 cá thể rùa sa nhân… Đồng thời, đã tiếp nhận cứu hộ và tái thả về rừng tự nhiên 14 cá thể động vật, gồm: 02 cá thể trăn gấm, 10 cá thể rắn, 01 cá thể tê tê, 01 cá thể cu li. Từ đó góp phần đưa nơi đây trở thành trung tâm cứu hộ động vật uy tín của tỉnh và khu vực.

Ông Nguyễn Đình Hiếu - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bến En

Thành quả của công tác bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng của Vườn quốc gia Bến En trong suốt những năm qua đã nâng cao độ che phủ và tính đa dạng sinh học của rừng; đồng thời, góp phần từng bước tạo sinh kế cho người dân thông qua việc ứng dụng thành tựu của các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, góp phần đưa Vườn quốc gia Bến En thành điểm sáng về bảo tồn đa dạng sinh học ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung ./.

Bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bến En - Ảnh 14.

 

Nguyễn Huy Long
Trịnh Mai Hương
Mai Ngọc
Thanh Văn
Đức Anh
Văn Hùng



Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận