Bảo tồn và phát triển loài lim xanh bản địa ở Vườn quốc gia Bến En
Trước nguy cơ nghèo kiệt của loài lim xanh do tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu kiểm soát, Vườn Quốc gia Bến En đang nỗ lực nghiên cứu sản xuất cây giống, đồng thời huy động các nguồn lực để phục hồi và phát triển diện tích cây lim xanh bản địa.
Để có giống lim xanh bản địa phục vụ trồng tại Vườn Quốc gia Bến En và cung cấp cây giống cho các đơn vị và người dân trồng rừng, cán bộ Vườn Quốc gia Bến En đã phải vào tận rừng sâu, nghiên cứu và lựa chọn những cây lim xanh tự nhiên có sức phát triển tốt, tuổi đời khoảng 15 - 20 năm trở lên làm cây bố mẹ để lấy hạt về ươm cây con. Mỗi năm, đơn vị thu hoạch khoảng 300kg hạt lim xanh, ươm được hơn 5 vạn cây giống. Anh Nguyễn Viết Dương, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En cho biết: "Chúng tôi phải lựa chọn cây lim xanh có tuổi đời trên 20 năm, phải vào tận rừng sâu để tìm giống bố mẹ, lựa chọn các hạt giống tiêu chuẩn cao nhất để ươm giống. Sau khi ươm giống đảm bảo tiêu chuẩn mới đưa ra trồng".

Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Bến En đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt diện tích hơn 10.500 ha rừng có phân bố cây lim xanh tái sinh tự nhiên. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các chương trình hợp tác và tài trợ của các tổ chức quốc tế, Vườn Quốc gia Bến En đã trồng mới được trên 302 ha cây lim xanh; trong giai đoạn 2023 - 2030 tiếp tục đặt mục tiêu trồng mới 238 ha.
Với nguồn giống đảm bảo chất lượng và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, diện tích cây lim xanh trồng mới đang sinh trưởng và phát triển tốt, tương đương với cây tái sinh tự nhiên.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.

Gỡ khó phát triển chăn nuôi đại gia súc khu vực miền núi
Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc do diện tích chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trâu bò giảm, diện tích chăn thả dần bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao... khiến chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.