bảo vệ môi trường
Đảm bảo môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn
Thời gian gần đây, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó không chỉ góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Phụ nữ Thanh Hóa bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới
Bằng những chương trình, phần việc cụ thể, các cấp Hội phụ nữ Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực vận động hội viên phụ nữ chủ động tham gia bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.
Hội thi truyền thông phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024
Ngày 24/10, tại huyện Thạch Thành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa tổ chức Hội thi truyền thông Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024.
Đẩy mạnh đấu giá quyền khai thác khoáng sản phục vụ các công trình, dự án
Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Thanh Hóa dự kiến có trên 3 nghìn dự án, công trình triển khai, nhu cầu vật liệu xây dựng lên đến trên 200 triệu m3 đất, đá, cát. Tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm bổ sung nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình trên địa bàn.
Nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu trong học sinh, sinh viên
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với người dân Việt Nam. Tại Thanh Hóa, tác động của biến đổi khí hậu cũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực trạng này, tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều dự án đã được triển khai thực hiện, trong đó dự án tổng thể “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của trẻ em và cộng đồng thông qua giáo dục về khí hậu và trồng rừng tại tỉnh Thanh Hóa” đây là một trong những dự án lớn, tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ, hướng tới đối tượng là các em học sinh, sinh viên.
Phát triển rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
Hậu Lộc: Vận động, xử lý tháo dỡ công trình cầu neo đậu tàu thuyền tự phát
Thời gian qua, theo phản ánh của người dân, một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc đã ngang nhiên san lấp, đổ đất, đá, tự ý xây dựng các cầu cảng neo đậu tàu thuyền tự phát trên sông Kênh De gây cản trở dòng chảy, luồng lạch của tàu thuyền. UBND huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo các ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra và xử lý tình trạng này.
Hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2024
Hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2024, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa. Qua đó, tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích các hoạt động, phong trào vì môi trường.
Ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi ở huyện Thiệu Hóa
Theo phản ánh của người dân, trên địa bàn xã Thiệu Thành, Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã kiểm tra và đề nghị chủ trang trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.
9 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách gần 42.700 tỷ đồng
Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 9 tháng năm 2024 ước đạt gần 42.700 tỷ đồng, bằng 120% dự toán và tăng 44,7% so với cùng kỳ.
17.370 cơ sở nuôi trồng thủy sản ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm
Tính đến tháng 8 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có 29.354 cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm theo Thông tư 17/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các cơ sở này tập trung tại các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và Thành phố Sầm Sơn.
Xây dựng hệ thống camera giám sát hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản
Thời gian gần đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và các ngành chức năng, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống camera giám sát hoạt động khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, khắc phục được tình trạng khai thác và kinh doanh khoáng sản vượt công suất cho phép nhưng lại khai báo thấp trữ lượng, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể với tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi.
Xã Yên Phong xây dựng cảnh quan nông thôn “sáng -xanh - sạch - đẹp - an toàn”
Thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”, xã Yên Phong, huyện Yên Định đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phát huy hiệu quả vai trò các tổ chức đoàn thể và Nhân dân. Đến nay, toàn xã đã có 4/5 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.