Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.
Với gần 3 ha bưởi, ổi, nhãn, mỗi năm, trang trại của bà Mai Thị Bình, khu Tân Xuân, thị trấn Hậu Lộc cung cấp cho thị trường hàng chục tấn quả, thu lãi trên 400 triệu đồng/năm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ đất đai, gia đình bà Bình đã sử dụng nguồn nguyên liệu từ các phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất phân hữu cơ để bón cho cây trồng.


Bà Mai Thị Bình, Khu Tân Xuân, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Bà Mai Thị Bình, Khu Tân Xuân, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhà mình chuyên gia mua những phân gà để mục, cho vào từng gốc một nên quả ăn rất ngon. Không dùng đến phân hóa học, toàn là hữu cơ nên trái rất ngon, ra thị trường ổi khác bán 15 nghìn, nhưng gia đình mình bán 20 nghìn hoặc họ vào mua số lượng nhiều".

Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều văn bản, chủ trương chỉ đạo việc sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, so với phân bón vô cơ, sản lượng phân bón hữu cơ còn khá ít. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hiện nay, 1 năm nhu cầu tiêu thụ phân bón trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 560.000 tấn. Trong đó bà con sử dụng phân bón vô cơ lên tới 500.000 tấn/năm, phân bón hữu cơ hàng năm chỉ đạt trên 60.000 tấn. Như vậy, việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay của tỉnh mới chiếm khoảng từ 10 đến 11% tổng diện tích gieo trồng. Trong khi đó, Thanh Hóa có 1 lượng phụ phẩm lớn trong sản xuất nông nghiệp như; rơm rạ, bã mía, bã sắn có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh.
Để khuyến khích phát triển sản xuất và sử phân bón hữu cơ, ngành nông nghiệp, đơn vị trong tỉnh đã tổ chức tập huấn quy trình, kỹ thuật sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ; xây dựng các mô hình, hội thảo sử dụng phân bón hữu cơ cho người dân. Qua đó, các hộ nâng cao nhận thức, ứng dụng thành công trong sản xuất; góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng Thọ Xuân cho biết: "Đối với phân bón hữu cơ sử dụng bộ lá bền hơn, đặc biệt là lâu dài hạt mẩy hơn. Đối với phân bón hữu cơ ngoài việc làm cho lúa sinh trưởng phát triển tốt, nó bền vững lâu dài cho đất sau này. Ngoài ra, các sản phẩm tận thu như rơm rạ chúng ta có thể sản xuất hữu cơ tận dụng làm nguồn phân bổ sung cho đất".


Ông Trịnh Văn Chất, Trưởng phòng trồng trọt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Văn Chất, Trưởng phòng trồng trọt - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa có giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch gắn với nền tăng trưởng các bon. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật đang xây dựng các mô hình sử dụng phân bón trên rất nhiều loại cây trồng như trên cây lúa gắn với tạo chứng chỉ các bon, trên cây ăn quả gắn với sản xuất nông sản sạch và trên cây rau màu các loại. Tập trung vào các vùng chuyên canh. Từ đó để nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh".

Với mục tiêu, đến hết năm 2030 lượng phân bón hữu cơ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt từ 300 nghìn tấn/năm trở lên, trong đó, có từ 200 nghìn tấn trở lên sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống, 100 nghìn tấn sử dụng phân bón hữu cơ công nghiệp. Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất hướng tới nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.

Giống chất lượng cao - yếu tố quyết định năng suất vụ mùa
Sử dụng giống lúa chất lượng cao là một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ kết quả của nhiều vụ mùa trước, trong vụ Thu mùa này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo người dân tiếp tục đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất.

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489 ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148 về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Theo đó, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp trung ương.

2 kịch bản xuất khẩu thủy sản Việt Nam
6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2024. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, triển vọng xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm phụ thuộc vào hai kịch bản.

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến đạt 16%
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự kiến, trong năm 2025, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 16%, hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu trên 8%.

Việt Nam đang xây dựng chiến lược riêng để thu hút FDI
Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đang chuyển trọng tâm từ ưu đãi thuế sang nâng cao chất lượng môi trường đầu tư và dịch vụ hỗ trợ. Các nỗ lực tập trung vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế đồng bộ, bảo đảm nguồn điện ổn định, quỹ đất sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời rút ngắn thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI.

Thanh Hóa có khoảng 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản
Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp hoạt động cũng như đa dạng các sản phẩm. Trong đó, nhiều sản phẩm chế biến sâu đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.