Bất cập trong quản lý khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên
Quần thể di tích lịch sử Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên tại thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa không chỉ được biết đến là nơi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh dấy binh khởi nghĩa, mà còn là huyệt đạo linh thiêng nhất Việt Nam. Với những giá trị ấy, năm 2009, quần thể này được xếp hạng là di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Tuy nhiên, từ đó đến nay, khu di tích vẫn khiêm tốn ẩn mình giữa núi rừng, diện mạo chưa có gì phát triển đột phá, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân. Những bất cập về công tác quản lý được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Quyết định số 2060 ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh phân cấp rõ: đối với các di tích cấp Quốc gia, UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý. Thế nhưng, nhiều năm qua, tại khu di tích Điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên), mọi hoạt động của đền đều do thủ từ đảm nhiệm, còn chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông trong dịp cao điểm.
Thiếu hụt Ban Quản lý dẫn đến tình trạng thiếu chuyên nghiệp trong công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, tâm linh tại đền Nưa và đền Am Tiên. Dù nổi tiếng là huyệt đạo thiêng của cả nước, nhưng mãi đến năm 2019, lễ hội Đền Nưa - Am Tiên với các nghi thức truyền thống, như: rước nước, rước kiệu, lập đàn tế… mới chính thức được phục dựng theo hướng vừa tôn trọng các giá trị truyền thống, vừa lồng ghép các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trở thành điểm nhấn của di tích để thu hút du khách thập phương.

Ông Lê Bật Bình, Thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là lễ hội truyền thống của chúng tôi, tổ chức nhiều đời nay mà thật sự đến 2019 mới được phục dựng thì là hơi muộn. Tôi hi vọng là sắp tới thì sẽ có sự quản lý bài bản, tổ chức tốt hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều người biết đến".

Ông Lê Bật Hải, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Bật Hải, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhiều năm gần đây, UBND Thị trấn Nưa không nằm trong Ban Quản lý di tích, nên rất khó khăn trong công tác kêu gọi đầu tư tôn tạo, tu bổ, nâng cấp khu di tích".
Mặc dù sở hữu một quần thể các di tích mang đậm sắc màu lịch sử, gắn liền với những truyền thuyết dân gian như giếng Tiên, bàn cờ Tiên, động đào Ao Hóp,… nhưng thực tế, chỉ có các điểm Đền Nưa, đền Am Tiên và huyệt đạo trên đỉnh núi là được quan tâm đầu tư, nên được biết đến nhiều hơn so với các điểm di tích còn lại. Chính vì vậy, nếu có sự quản lý thống nhất, chuyên nghiệp, các điểm di tích này có lẽ sẽ không sơ sài như hiện nay.


Theo truyền thuyết dân gian, động đào Ao Hóp, gắn liền với câu chuyện về địa điểm tập luyện và sinh hoạt của nghĩa quân Bà Triệu. Tuy nhiên, sau nhiều năm không được quan tâm đầu tư đúng mức và thiếu vắng sự quản lý đồng bộ, quyết liệt từ phía các cơ quan chức năng, nơi đây đang dần trở thành phế tích.

Ông Lê Văn Sơn, Công chức văn hóa xã hội, UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Sơn, Công chức văn hóa xã hội, UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Do công tác quản lý, do sự đầu tư chưa kịp thời, vì vậy không những không phát huy được mà còn để khu di tích trở thành phế tích. Nên có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về văn hóa vật thể cũng như phi vật thể, khơi dậy nguồn cảm hứng, đem lại giá trị tinh thần cho mỗi một người dân địa phương và phát triển du lịch".
Công tác quản lý Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa, đồng thời minh bạch hóa các hoạt động thu - chi tiền công đức, vật lễ cung tiến của người dân. Đã đến lúc, việc quản lý khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Nưa - Am Tiên phải được nhìn nhận, đánh giá đúng tầm, để từ đó có giải pháp quyết liệt để khắc phục hạn chế, bất cập, đáp ứng nguyện vọng và mong mỏi của người dân cũng như góp phần phát triển di tích này trở thành điểm du lịch văn hóa, tâm linh trọng điểm của tỉnh và của cả nước.

Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%
Theo ghi nhận từ nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, lượt tìm kiếm chỗ ở tại nước ngoài tăng vọt, từ 26% lên đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Điểm thú vị là Top những điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ này đều nằm trong khu vực châu Á như: Bangkok, Singapore, Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur, Bali, Osaka, Thượng Hải...

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22
Tác phẩm điện ảnh "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy.

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025
Nằm trên bờ biển dài 12,5 km, sau 13 năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa ngày càng toả lên "gam màu tươi sáng" trong bức tranh du lịch muôn màu của xứ Thanh. Đặc biệt, từ khi hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, Hải tiến đã thực sự trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn mỗi khi hè về.

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4
Tối ngày 19/4, tại huyện Hoằng Hóa sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề "Hải Tiến – Khát vọng toả sáng"; đây cũng là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Tiến nói riêng và Thanh Hoá nói chung, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với Thanh Hóa trong mùa hè năm nay.

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Nhân kỷ niệm 703 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3 năm Nhâm Tuất 1322 - 23/3 năm Ất Tỵ 2025), sáng 18/4, tại xã Thiệu Trung, Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hoá đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025. Dự lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch, đại diện Hội đồng dòng họ Lê Việt Nam.

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5
Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Hội An trong 7 ngày liên tục, từ tối ngày 25/4 - 1/5 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu
Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.