Bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên
Chủ trương sáp nhập các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp được triển khai tại tỉnh Thanh Hoá từ năm 2017 theo thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, tinh gọn bộ máy, giảm bớt đầu mối quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sau sáp nhập, các Trung tâm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Xương được cấp phép đào tạo 5 mã nghề, nhưng kể từ khi sáp nhập năm 2017 đến nay, Trung tâm mới chỉ mở được 36 lớp sơ cấp nghề, trong đó có mã nghề những năm gần đây không mở được lớp nào. 6 năm nay, Trung tâm cũng chưa được đầu tư mới trang thiết bị phục vụ việc dạy nghề. Hầu hết thiết bị ở đây đều do trung tâm xoay sở, tận dụng từ thiết bị cũ. Nhiều máy móc, thiết bị, sau nhiều năm sử dụng đã hư hỏng, lỗi thời, không còn khả năng để sửa chữa.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Cho đến thời điểm này, trung tâm thiếu về thiết bị học nghề cho học sinh như: nhà xưởng, phòng thực hành nghề, trang thiết bị nghề khiến học sinh tiếp cận học nghề khó khăn".
Thực tế, tại Thanh Hoá, nhiều Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện mới chỉ thực hiện được chức năng giáo dục thường xuyên, việc đào tạo nghề kém hiệu quả. Nguyên nhân là sau sáp nhập, đổi tên, sự đầu tư cơ sở vật chất chưa phù hợp. Nhiều trung tâm mặc dù có các dãy phòng học khang trang nhưng lại không có xưởng thực hành, không phòng học nghề, thiếu giáo viên dạy nghề. Việc đào tạo nghề cho học sinh hầu hết thực hiện ở đơn vị liên kết. Không những vậy, ngay cả thực hiện chức năng giáo dục thường xuyên của các Trung tâm cũng khó khăn.
Ông Nguyễn Quán Dậu, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Trung tâm là đổi tên chứ không được sáp nhập nên không được tiếp quản cơ sở vật chất cũng như số giáo viên của trung tâm dạy nghề. Đầu vào học sinh thấp, lại thiếu trang thiết bị theo chương trình giáo dục mới".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp cấp tỉnh và 24 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Trong khi Trung tâm cấp huyện thiếu giáo viên nghề và trang thiết bị nghề thì Trung tâm cấp tỉnh lại thừa và rất khó để sắp xếp. Nguyên nhân là sau khi sáp nhập với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm lại không có chức năng giáo dục nghề nghiệp mà chỉ có chức năng giáo dục thường xuyên.
Ông Trịnh Văn Anh, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Khi sáp nhập, việc bố trí công ăn việc làm cho 29 giáo viên nghề ở trung tâm cũ sang đây là rất khó. Các thầy cô phải sắp xếp để dạy liên kết môn giáo dục địa phương".
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên giữ vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí cũng như tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Để tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại, cùng với sự nỗ lực trong đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo, chủ động liên kết với các doanh nghiệp, cở sở sản xuất... các Trung tâm rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm thực hiện và phát huy tối đa hiệu quả các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.