"Cơn bão" Covid-19 khiến tất cả sự kiện mở bán nhà đất đều bị huỷ bỏ
Trước tình hình của dịch Covid-19, Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã có văn bản gửi đến Chính phủ đề xuất một số giải pháp hỗ trợ ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch.
Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu.
Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt như các sự kiện đông người để quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng các mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại…
Từ đó, HoREA đưa ra 6 thách thức mà dịch Covid 19 đang gây ảnh hưởng đến bất động sản gồm: Làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; Làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản; Làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển thành nợ xấu.

Nhấn để phóng to ảnh
Làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động; Làm tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động; Làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị rơi vào thua lỗ, phá sản.
Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp vì dịch bệnh, HoREA cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp để tháo gỡ, gồm:
Bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 3-6/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 3-6/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp…); xử lý phần đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại… để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi.
Quế Sơn/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nghị quyết 68 tạo dư địa đất đai cho doanh nghiệp sản xuất
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là khó tiếp cận đất trong khu công nghiệp. Nghị quyết 68, với nhiều quy định cụ thể về hỗ trợ tiếp cận đất đai được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bất động sản
Nghị quyết 68 với các nỗ lực cải cách thể chế, gỡ các điểm nghẽn khơi thông nguồn lực cho kinh tế tư nhân sẽ làm gia tăng niềm tin cho các doanh nghiệp bất động sản.

Hoạt động kinh doanh bất động sản khởi sắc
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 2/3 doanh nghiệp bất động sản công bố kết quả kinh doanh trong quý 1. Trong 4 tháng đầu năm nay, lợi nhuận dòng toàn ngành chứng kiến sự phục hồi ấn tượng, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm 2024.

Hàng chục nghìn căn hộ chung cư sắp mở bán
Theo báo cáo của Avison Young Việt Nam, từ năm 2024 - 2026, dự kiến nhiều dự án chung cư trong cả nước sẽ được mở bán. Qua đó, bổ sung lượng lớn nguồn cung cho thị trường nhà ở.

Bất động sản khu công nghiệp phát triển mạnh
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục là điểm sáng trong năm 2025 nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng ổn định, cùng với lợi thế cạnh tranh như năng suất lao động cao và chi phí sản xuất, năng lượng thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Nguồn cung bất động sản dự báo tăng mạnh trong quý II/2025
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services công bố mới đây, thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2025 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với giao dịch tăng gấp 2,2 lần.

Thận trọng trước “cơn sốt” của thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng mạnh, đặc biệt là ở phân khúc đất nền, tạo nên những cơn sóng đầu cơ có dấu hiệu bất thường.

Nguồn cung bất động sản dự báo tiếp tục tăng trong năm 2025
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, nguồn cung bất động sản nhà ở năm 2025 dự kiến cũng sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024. Tỷ lệ hấp thụ trong năm 2025 dự kiến duy trì ở mức trên 70%.

Sôi động thị trường bất động sản Thanh Hoá
Thị trường bất động sản tại Thanh Hoá trong quý 1 năm 2025 ghi nhận sự tăng trưởng cả về giao dịch lẫn giá. Đặc biệt, nhà đầu tư đang có xu hướng lựa chọn các dự án đã có pháp lý rõ ràng, sở hữu vị trí trung tâm, với không gian sống chất lượng, tiện ích và tiềm năng tăng giá mạnh trong thời gian sắp tới.

Thận trọng trước các cơn sốt đất ảo
Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt đất ảo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.