Bất ngờ về món ăn "kim cương trên bàn tiệc" được giới nhà giàu săn lùng
Mặc dù có mức giá đắt hơn cả vàng ròng song thứ "kim cương trên bàn tiệc" này vẫn được nhiều đại gia săn lùng, thậm chí chi mức giá "khủng" để rước về.
Nấm Truffle (nấm cục) nổi tiếng là loại nấm ăn hiếm hoi và đắt đỏ nhất trên thế giới. Không giống như những loại nấm khác, nấm Truffle không mọc trên mặt đất mà mọc sâu trong lòng đất, thường ký sinh trong lớp rễ cây sồi.
Hiện có khoảng 63 loại nấm Truffle khác nhau trên thế giới, nhưng nổi tiếng và đắt nhất là nấm Truffle mọc ở vùng Alba, thuộc Piedmonte (Tây Bắc nước Ý).
Nấm Truffle có vị ngọt và mùi thơm kỳ lạ, nồng đậm và rất đặc trưng mà các loài nấm khác không thể có được. Chính hương vị độc đáo này khiến những món ăn xuất hiện thành phần nấm Truffle sẽ có giá rất đắt đỏ.
Không chỉ có giá trị cao trong ẩm thực, nấm Truffle còn được người Hy Lạp và La Mã cổ đại ngợi ca như một loại thần dược phòng the.
Một yếu tố nữa làm nên giá trị của nấm Truffle là cho đến nay loại nấm này chỉ có thể tìm kiếm trong tự nhiên và phải sử dụng chó được huấn luyện đặc biệt để đánh hơi mới tìm loại nấm quý giá này.
Hiện nay, có hai loại nấm Trufle là nấm đen và nấm trắng. Mùa nấm Truffle đen thường thu hoạch vào độ từ tháng 11 đến tháng 3, còn mùa nấm truffle trắng thường từ tháng 9 đến giữa tháng 12.
Nấm Truffle trắng là giống nấm đắt đỏ nhất trong các họ nấm Truffle. Nấm Truffle trắng có vị ngọt và mùi thơm hơn nấm đen nên giá bán cũng đắt hơn nấm đen nhiều lần. Hiện tại châu Âu, nấm Truffle trắng có giá khoảng 7.000 USD/kg (tương đương 160 triệu đồng/kg), trong khi nấm Truffle đen có giá bán khoảng từ 3.000 – 4.000 USD/kg (tương đương 70-90 triệu đồng/kg), tùy theo chất lượng sản phẩm.
Nấm Truffle đen được mệnh danh là “kim cương đen trên bàn ăn” cũng được chia thành hai loại: nấm Truffle đen mùa đông và nấm Truffle đen mùa hè.
Nấm Truffle đen mùa đông bề ngoài có màu đen bóng, nổi hạt gồ ghề, khi cắt ra có những vân màu trắng xám hoà quyện và có mùi thơm hơn. Do thu hoạch vào mùa đông nên loại nấm này có giá đắt hơn, trung bình khoảng 3.000 USD/kg. Trong khi đó, nấm Truffle đen mùa hè không thơm bằng, nên giá rẻ chỉ bằng 1/5 so với nấm đen mùa đông, dao động từ 150 – 200 USD/kg.
Do có mức giá vô cùng đắt đỏ, mỗi lát nấm mỏng có thể lên đến 1,7 – 2 triệu đồng, nên chỉ những người siêu giàu mới có cơ hội thưởng thức chúng.
Thậm chí, sở hữu những cục nấm này còn là cách để giới nhà giàu thể hiện độ chịu chơi của mình. Vì vậy, không ít đại gia sẵn sàng trả những mức giá khủng nhất để mua bằng được thứ "kim cương trên bàn tiệc" này.
Tháng 11/2019, một đại gia giấu tên ở Hồng Kông đã chi hơn 132.000 USD (khoảng 3 tỷ đồng) để sở hữu một cục nấm Truffle trắng nặng hơn 1 kg trong một phiên đấu giá tại thị trấn Alba, miền bắc Italia.
Trước đó, tháng 11/2018, một người mua đến từ Hồng Kông cũng đã bỏ 85.000 USD (hơn 2 tỷ đồng) để mua cục nấm Truffle nặng chỉ 850 gram.
Tuy nhiên, chịu chơi nhất là tỷ phú Macao Stanley Ho khi liên tục trả những mức giá kỷ lục để rước loại nấm hảo hạng này. Hồi năm 2007, ông này từng trả mức giá cao nhất 330.000 USD cho một cục nấm nặng 1,5 kg. Đến năm 2008, ông Ho lại chi tiếp 200.000 USD cho một cục nấm khác.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có một số nơi rao bán loại nấm đắt đỏ này. Có nơi rao 80 triệu đồng/kg song cũng có nơi rao chỉ 10 triệu đồng/kg. Sự khác nhau về giá này được lý giải là do từ các loại nấm khác nhau và được khai thác ở các vùng khác nhau. Hiện mặt hàng này về Việt Nam chủ yếu là hàng đông lạnh, song rất được nhiều người hỏi mua.
Theo một trang web chuyên bán các loại nấm quý, loại nấm này rất hiếm và đắt đỏ nên cửa hàng chỉ nhận đặt tối thiểu là 1 kg và phải đặt cọc trước 50% giá trị thì họ mới nhập hàng.
Nhật Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công nghiệp năng lượng: Động lực tăng trưởng mới cho Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa xác định công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế trụ cột, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa kết nối hội viên tháng 4
Chiều 28/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình thăm và làm việc định kỳ tại các doanh nghiệp hội viên tháng 4/2025.

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.

Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý 1/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thanh Hóa thu ngân sách 16.300 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%
Trong quý 1/2025, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22,7%, 11,2% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%.

Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp kích cầu thị trường nội địa
Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp kích thích thị trường nội địa, hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025.

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.