ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bé trai bỏng nặng, tổn thương mắt do nước mì tôm đổ vào mặt

Liên tiếp trong 2 ngày 10 – 11/11, khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tiếp nhận và điều trị cho 4 trẻ bị bỏng nước sôi do sự bất cẩn của người lớn.

12/11/2020 22:52

Trường hợp nặng nhất là cháu bé 12 tháng tuổi tên Q., quê Phú Yên. Lúc ở nhà, Q. bị nước nóng từ bát mì tôm đổ vào vùng mặt, cổ, tay gây bỏng 15% độ II.

Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sĩ đã dùng thuốc xịt bỏng, gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng cho bệnh nhi. Cùng với đó, sử dụng thuốc giảm đau, truyền dịch, kháng sinh và thay băng tại chỗ hàng ngày.

Đáng nói, Q. bị nước nóng bắn cả vào mắt nên hiện đang được các bác sĩ chuyên khoa mắt theo dõi sát tổn thương.

Bên cạnh Q., còn có bệnh nhi H., 12 tháng tuổi, địa chỉ tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị bỏng do nhúng chân vào chậu nước tắm chưa kịp hòa nước lạnh; bệnh nhi T., 15 tháng tuổi, địa chỉ tại quận Long Biên (Hà Nội), bị bỏng do với tay vào ấm siêu tốc đang đun, khiến nước sôi đổ vào người; bệnh nhi H., 6 tuổi, địa chỉ tại Cầu Giấy (Hà Nội), bị bỏng do bất cẩn ngã vào chậu nước sôi.

Bác sĩ Nguyễn Nam Giang – Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ về tình trạng của một bệnh nhi bị bỏng
Bác sĩ Nguyễn Nam Giang – Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ về tình trạng của một bệnh nhi bị bỏng

Theo Bác sĩ Nguyễn Nam Giang – Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn bỏng ở trẻ em là do người lớn không cẩn thận nên để trẻ bị phích nước sôi, thức ăn nóng hay các tác nhân gây bỏng khác đổ vào người.

Lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là từ 2 đến 5 tuổi, do độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá và chưa ý thức được nguy hiểm.

Tổn thương bỏng ở trẻ dễ để lại di chứng nặng nề

BS Giang phân tích: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên khi bị bỏng thường là bỏng sâu, điều trị bỏng rất khó khăn”.

Tổn thương bỏng trẻ rất đa dạng, ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, rất nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của trẻ.

Đáng chú ý, các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Cùng với đó là thời gian điều trị lâu dài, tốn nhiều chi phí.

Do đó, điều quan trọng nhất là phải phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ nhỏ. Khi trông giữ, chăm sóc trẻ, các vị phụ huynh cần lưu ý:

- Trẻ nhỏ vốn hiếu động do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, cần để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

- Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong. Không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

- Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu, cần tránh xa trẻ để không va đụng. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Không nên ăn thức ăn, uống nước nóng khi bế trẻ nhỏ…tránh trường hợp trẻ nghịch bị đổ gây bỏng.

Theo Minh Nhật/Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

08:39 , 28/04/2025

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

09:10 , 27/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

18:41 , 26/04/2025

Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

18:16 , 26/04/2025

Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

16:15 , 26/04/2025

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

11:22 , 23/04/2025

Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

11:19 , 23/04/2025

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”

09:00 , 23/04/2025

Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi

10:08 , 22/04/2025

Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.