Bệnh đau dạ dày - Nguyên nhân và cách phòng tránh
Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, theo dõi triệu chứng, xác định nguyên nhân để kiểm soát bệnh kịp thời là thực sự cần thiết.
Cách đây 2 tháng, chị Vũ Thị Nga, phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau thắt ở vùng thượng vị và được chẩn đoán loét tá tràng, viêm dạ dày cấp. Sau một thời gian điều trị, đến nay sức khỏe bệnh nhân đã dần được ổn định.
Chị Vũ Thị Nga, phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Sau khi được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cũng như điều trị tích cực, đến nay, bệnh của tôi đã có tiến triển tốt hơn"
Đau dạ dày là tình trạng đau do tổn thương niêm mạc dạ dày, thông thường đau do viêm dạ dày, loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Bệnh viện Đa khoa Phúc Thiện trung bình mỗi tháng ghi nhận hơn 400 lượt người đến khám và điều trị các bệnh về đau dạ dày, trong đó một số bệnh dạ dày phổ biến như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày- thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng…
Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày là do thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn không đúng bữa, ngủ không đủ giấc, thức quá khuya, tình trạng căng thẳng mệt mỏi stress kéo dài; lạm dụng nhiều các chất kích thích rượu bia, cà phê, thuốc lá...từ đó dẫn đến việc bao tử bị đau. Ngoài những nguyên nhân trên thì có tới trên 80% người mắc bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, nặng hơn là ung thư dạ dày.
Bác sỹ Phan Văn Dũng - Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Đức Thiện cho biết: "Bệnh đau dạ dày nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, về lâu dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau: Xuất huyết dạ dày,thủng dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày".
Theo thống kê, tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong so với các bệnh ung thư khác. Vì vậy, việc phát hiện, tầm soát bệnh từ sớm sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị thành công khi bệnh ở giai đoạn đầu cũng như giảm được chi phí điều trị.
Hiện nay, bên cạnh thăm khám lâm sàng trực tiếp từ các bác sĩ, có rất nhiều phương pháp cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, nội soi dạ dày… những phương pháp tầm soát bệnh dễ tiếp cận, an toàn và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Thầy thuốc ưu tú, Đại tá, Bác sĩ CKI Lê Anh HùngGiám đốc Phòng khám Đa khoa Sao Khuê cho biết: "Đối với người bị đau dạ dày hạn chế không được ăn đồ cay, chua, thức ăn có nhiều dầu mỡ, đặc biệt hạn chế uống rượu, bia. Luôn có chế độ ăn uống điều độ và tránh làm việc căng thẳng."
Theo các bác sĩ, đau dạ dày là một căn bệnh tuy phổ biến nhưng không thể chủ quan. Ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị; cùng với đó, luôn giữ thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp và chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách
Theo các bác sĩ, sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp. Do đó, chăm sóc răng miệng đúng cách là rất cần thiết để phòng ngừa và hạn chế được các bệnh về răng hàm mặt, giúp bảo vệ sức khoẻ và mang lại sự tự tin.
Cảnh báo nguy cơ bệnh đái tháo đường ở trẻ
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
Theo Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Đây được xem là mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu.
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ngành y tế
Ngày 19/11, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở năm 2024 và đối thoại doanh nghiệp.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.