Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Với việc chủ động đầu tư trang thiết bị, kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, năm 2017, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa đã được các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp. Kỹ thuật này đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh lý về tuyến giáp cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.
Thạc sĩ Nguyễn Hải Hà, Phó trưởng khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mổ nội soi mang tính thẫm mỹ cao, hai nữa là giúp đỡ đau sau phẫu thuật, đem lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Ứng dụng khoa học nội soi cho bệnh nhân đó là chúng tôi ứng dụng hệ thống máy nội soi của ổ bụng đưa vào phẫu thuật nội soi trên đường nách. Phẫu thuật ứng dụng các thiết bị như vậy mang lại hình ảnh sắc nét, giúp phẫu thuật an toàn cho bệnh nhân".
Mặc dù có chi phí cao hơn nhưng phẫu thuật nội soi có nhiều ưu thế như người bệnh không có sẹo ở cổ, phục hồi nhanh hơn, nên có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp này để điều trị bệnh. Mỗi năm bệnh viện Nội tiết Thanh hóa đã triển khai hàng trăm cuộc phẫu thuật nội soi tuyến giáp hiệu quả, góp phần giảm tải cho tuyến Trung ương.
Bệnh nhân Lê Thị Trang, Xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi đi khám ở Bệnh viện Nội tiết, siêu âm thì phát hiện thấy có vấn đề về tuyến giáp ở thùy bên trái, sau khi trao đổi thì bác sĩ điều trị đưa cho tôi phương án điều trị. Ở đây có phương án điều trị mổ nội soi và mổ phanh. Sau khi nghe ưu nhược điểm của hai phương án thì tôi quyết định chọn phương án mổ nội soi. Trong quá trình tiến hành và sau tiến hành tôi thấy sức khỏe đã ổn định, vết mổ mang tính thẫm mỹ cao, không phải đi các tuyến xa hơn mà vẫn đảm bảo sức khỏe và thẫm mỹ".
Với mong muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải cho tuyến Trung ương, những năm qua, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư nhiều trang thiết bị y tế đồng bộ và hiện đại như: Bộ phẫu thuật nội soi tuyến giáp, hệ thống X-quang kỹ thuật số, máy đo loãng xương bằng phương pháp DEXA, máy siêu âm màu, điện não, lưu huyết não, máy Cobalt 6000, máy sinh hóa Cobalt 8000; hệ thống máy gây mê, hệ thống máy trợ thở, hệ thống monitor, bơm tiêm điện, truyền dịch điện, các máy Shock điện và nhiều trang thiết bị hiện đại khác giúp quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Bệnh nhân Lê Thị Hương Phường Hải Ninh, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi bị tiểu đường 18 năm rồi. Đến Bệnh viện Nội tiết được các bác sĩ ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chần đoán, điều trị, nay sức khỏe tôi tốt, đường huyết ổn định".
Bác sĩ Trương Thị Hiếu, Phó trưởng Khoa cận lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa cho biết thêm: "Khoa tôi sử dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại như ví dụ máy Cobalt 6000, máy xét nghiệm huyết học tự động, máy xét nghiệm sinh hóa… Tất cả các máy móc này liên kết với hệ thống hai chiều. Tức là là hệ thống chỉ định hoàn toàn tự động. Bác sĩ cập nhật nhanh kết quả của bệnh nhân và xử lý kịp thời cho bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh nhân phải đợi lâu trong quá trình khám chữa bệnh".
Nhờ đưa vào sử dụng nhiều máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; áp dụng nhiều kỹ thuật mới, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ là chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Đáng chú ý, nhiều kỹ thuật mới tiên tiến đã được các bác sĩ trong bệnh viện triển khai thực hiện hiệu quả như: Hôn mê hạ đường huyết, tăng đường huyết, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, rối loạn tim, phẫu thuật nội soi tuyến giáp, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật bệnh lý bàn chân do do biến chứng của đái tháo đường.... Nhờ vậy, nhiều bệnh nhân nặng, yêu cầu phẫu thuật phức tạp đã không phải chuyển đi các bệnh viện tuyến trên như trước đây, gây tốn kém cho người bệnh.
Bác sĩ CK2 Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa chia sẻ: "Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở y tế, trong những năm qua, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa đầu tư nhiều trang thiết bị mới để góp phần điều trị cho Nhân dân trong toàn tỉnh, Nhân dân các tỉnh bạn và nước bạn Lào. Đối với bệnh viện có một số máy móc kỹ thuật cao, qua đó tất cả các điều trị về bệnh lý nội tiết chuyển hóa có thể điều trị được góp phần làm giảm quá tải lên tuyến Trung ương, giảm chi phí đi lại cho bệnh nhân".
Cùng với việc nâng cao chất lượng, thời gian qua, bệnh viện Nội tiết còn chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý khám, chữa bệnh bằng cách triển khai hệ thống mạng LAN nội bộ. Cải tiến hệ thống dây chuyền khám, chữa bệnh, xây dựng quy trình khép kín, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh xuống tối đa, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh, bệnh viện Nội tiết đang ngày càng khẳng định vị thế của của mình nâng cao chất lượng; đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Đề xuất người bệnh nặng được "vượt tuyến" không cần giấy chuyển viện
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm, nặng được chuyển thẳng lên cơ sở y tế tuyến trên, không cần theo trình tự khám, chữa bệnh BHYT.
Gia tăng tình trạng cận thị học đường
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có khoảng 5 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ gồm cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới hơn 40%, và đang có dấu hiệu gia tăng ở lứa tuổi mầm non, tiểu học. Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm.
“Bông hồng Vàng” của ngành dược Việt Nam
Trải qua gần 15 năm có mặt trên thị trường, Dược phẩm Tâm Bình là một trong những thương hiệu Đông dược uy tín, từng bước khẳng định được vị thế vững chắc trong ngành dược Việt Nam. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, nhân viên công ty, đứng đầu là “thuyền trưởng” - Dược sĩ cao cấp Lê Thị Bình, Tổng giám đốc Công ty, một trong những “Bông hồng vàng” của cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam.
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho trẻ em
Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức vào thứ Năm của tuần lễ thứ 2 trong tháng 10 hằng năm, nhằm tập trung sự chú ý của toàn cầu vào vấn đề mù lòa, suy giảm thị lực và việc phục hồi các chức năng thị giác. Năm nay, ngày Thị giác Thế giới được tổ chức vào ngày 10/10, với chủ đề: “Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em”, nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt khoẻ cho thế hệ trẻ.
Cần ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
Ngày sức khỏe tâm thần Thế giới được tổ chức vào ngày 10/10 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy các hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mọi người. Năm 2024, Ngày sức khỏe tâm thần thế giới được tổ chức với chủ đề “Ưu tiên sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc”.
Cả nước ghi nhận hơn 79.700 ca sốt xuất huyết
Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết năm nay giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên với điều kiện môi trường sau bão lũ, nguy cơ gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết là hiện hữu.
Trao tặng tóc cho bệnh nhân ung thư
Chiều ngày 09/10, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng và các đơn vị tài trợ đã tổ chức chương trình “Tặng tóc cho người bệnh ung thư”.
Phòng chống các bệnh truyền nhiễm mùa Thu – Đông cho trẻ em
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa Thu sang Đông, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch kém, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nên rất dễ nhiễm bệnh.
WHO triển khai Kế hoạch toàn cầu giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do sốt xuất huyết
Sự lây lan nhanh chóng của bệnh sốt xuất huyết trong những năm gần đây là một xu hướng đáng báo động, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành và xuyên biên giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khởi động Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược toàn cầu để giải quyết bệnh sốt xuất huyết.
Video: Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Từ đầu tháng 9 đến nay, mưa bão, lũ lụt xảy ra tại nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Tại Thanh Hóa, một số huyện, thành phố cũng đã xảy ra ngập lụt cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đặc biệt, sau mưa lũ, ngập lụt, các chất bẩn, độc hại, môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho mắt. Trong đó bệnh viêm kết mạc hay còn được gọi là đau mắt đỏ là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Lê Đình Hưng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Medic Hải Tiến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.