BNI Thanh Hóa kết nối kinh doanh 2025
Sáng ngày 14/2, Hiệp hội BNI Thanh Hoá đã tổ chức chương trình kết nối kinh doanh 2025 với chủ đề "Mừng xuân mới - Kết nối vươn xa". Chương trình có sự tham dự của gần 200 chủ doanh nghiệp thành viên và các khách mời.
Được thành lập với mục tiêu kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia trao đổi các cơ hội kinh doanh, bán chéo sản phẩm giữa các thành viên, BNI Thanh Hóa hiện thu hút khoảng 200 thành viên sinh hoạt tại 4 câu lạc bộ. Định kỳ hàng tuần, hàng quý, các hội viên đều tham gia các hoạt động giao lưu, đào tạo, kết nối thông qua các buổi hội thảo, chuyên đề chia sẻ về từng lĩnh vực kinh tế. Qua đó, giúp hội viên nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm mở rộng thị trường, khách hàng mới.

Chương trình kết nối kinh doanh là sự kiện thường niên được BNI toàn cầu tổ chức đồng loạt vào dịp đầu năm mới, nhằm kích hoạt năng lượng cho tất cả các thành viên để bắt đầu một năm kinh doanh hiệu quả. Tại chương trình, các thành viên BNI Thanh Hoá đã được nghe diễn giả trình bày các chiến lược để doanh nghiệp bứt phát năm 2025; qua đó, giúp các thành viên có thể học tập thêm kiến thức, kỹ năng giúp doanh nghiệp của mình phát triển. Đồng thời, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp giao lưu học hỏi và nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Doanh nghiệp thép gặp khó khăn từ thị trường xuất khẩu
Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ứng phó với chiến tranh thương mại
Trong 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt trên 65 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong bối cảnh Mỹ đang có nhiều biến động chính sách thuế quan, để duy trì được tốc độ tăng trưởng, các Hiệp hội chủ lực của Việt Nam như: gỗ, dệt may, thuỷ sản phải chuẩn bị nhiều giải pháp để ổn định tình hình xuất khẩu.

Kiểm soát lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, bình quân hai tháng đầu năm, tăng trên 3,2% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng này đã nằm trong kịch bản dự tính, khi giá cả tăng cao vào tháng Tết theo quy luật, sau đó ổn định. Dù vậy từ nay tới cuối năm vẫn sẽ có nhiều sức ép, đòi hỏi Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát, nhất là khi đất nước đang đẩy mạnh các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế.

Tạo sự bứt phá cho kinh tế tư nhân
Đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo không chỉ là động lực để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, mà còn là tạo đà cho khu vực kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Hậu Lộc phát triển trang trại theo hình thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp
Đến đầu tháng 3 năm 2025, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa duy trì và phát triển trên 292 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong đó, có 94 trang trại gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp chuẩn hữu cơ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, với tổng diện tích sản xuất 15,46 ha.

Ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất cho vay
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng đã vào cuộc giảm lãi suất huy động, từ đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.

Chủ động ứng phó với tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ
Mỹ hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường này lại đang đối mặt với nhiều rủi ro từ chính sách áp đặt thuế quan. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng phải có kế hoạch ứng phó để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu xây dựng thành công sản phẩm nước mắm đạt Ocop 5 sao
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 1 sản phẩm Ocop đạt chuẩn Ocop 5 sao là nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên, chủ thể sản xuất đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, nộp thuế trên cổng thương mại điện tử
Hiện nay, cả nước đã có hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thương mại điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh với số nộp gần 160 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.