Longform
img

Thầy Hiệu tự sự về nghề...

"Trước khi đến với giáo viên mầm non thì tôi cũng đã làm rất nhiều nghề, kể cả thợ xây... Một thời gian tôi cũng làm bảo vệ ở các trường, một thời gian làm thợ may,... Nhưng dần cảm thấy các trường mầm non ở địa phương còn nhiều khó khăn. Vì đồng lương ít ỏi, công việc lại vất vả mà không đủ trang trải cho gia đình, nên nhiều cô cũng đã bỏ nghề. Chính vì lòng yêu nghề mến trẻ mà tôi quyết định học nghề mầm non."

"Xác định con đường này rồi dù biết gặp nhiều khó khăn, với chị em phụ nữ đã khó, với mình còn khó hơn nữa, nhưng mình sẽ làm được. Mình đã quyết tâm theo con đường này là mình làm được."

Bác Hồ đã nói: "Làm mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, mà để làm được điều đó thì trước tiên là phải yêu quý trẻ!"

"Các cháu nhỏ thì thưởng hay quấy khóc, đòi hỏi tính bền bỉ, chịu khó thì mới dạy được trẻ. Lúc đầu phụ huynh không tin thầy giáo đâu, họ cũng nghĩ, giáo viên mầm non thì chỉ là nữ thôi. Nhưng mà được một tuần tôi và trẻ đã hòa hợp, tôi đã yêu trẻ còn các cháu cũng gần gũi, thân thiện, cởi mở, yêu đến lớp hơn."

"Trong tuần đầu, lớp 25 cháu mà đi học được có 12 cháu (được có nửa lớp thôi)... một tuần sau thì các cháu đi đầy đủ. Thậm chí còn có cháu ở thôn khác họ cũng xin về học lớp thầy."


Gia đình cũng rất lo lắng vì thầy là con trai mà lại giữ lớp mầm non, nên cũng không biết là ăn ở sinh hoạt của các cháu, thầy có chăm chút được như các cô hay không. Sau một thời gian học, con về nhà hay nhắc đến thầy, rất quý thầy, thầy cũng rất chu đáo dạy các con.
Chị Lê Thị Mai (Phụ huynh học sinh)

"Vui nhất là có những tin nhắn của phụ huynh nhắn cho tôi là con rất thích học với thầy Hiệu. Hoặc là những lúc trong giờ hoạt động, các cháu ùa lại với mình, quây quần bên mình, xoa bóp, nhổ tóc sâu cho thầy... Rất chi là cảm động... Rất chi là sung sướng..."

"Bố Hiệu" - Ảnh 6.

"Bố Hiệu" - Ảnh 7.

Thầy Hiệu tranh thủ thời gian rảnh cùng các cô làm thêm dụng cụ học tập và đồ chơi cho các con.

Bà Nguyễn Thị Thảo (Hiệu trưởng trường Mầm non Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá) cho biết: "Trường mầm non Cẩm Ngọc có thầy giáo Trần Quốc Hiệu. Thầy giáo rất gưỡng mẫu, và đây là một niềm tự hào của nhà trường. Trong công tác giảng dạy, đồng chí Hiệu có rất  nhiều thành tích. Đồng chí đã đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên giỏi cấp huyện, giáo viên giỏi cấp tỉnh. Nhà trường có giáo viên là nam nên có rất nhiều việc giúp được các giáo viên nữ. Trong giảng dạy cũng như các phong trào, thầy Hiệu luôn năng nổ trong mọi lĩnh vực, cũng là động lực để cho các đồng chí giáo viên nữ học tập và noi theo."

"Bố Hiệu" - Ảnh 8.

Bà Lê Thị Hạnh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thầy Hiệu là một thầy giáo hết sức đặc biệt, là thầy giáo nam duy nhất của bậc học mầm non huyện Cẩm Thủy. Ngoài sự nỗ lực, cống hiến, thầy còn có niềm đam mê với nghành. Thầy đã truyền lửa vào thế hệ học trò nhỏ, nhất là các em ở các bản vùng xa, tại những điểm lẻ. Thầy đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền cảm hứng vào các tiết dạy nên các tiết dạy mà thầy Hiệu lên lớp, trẻ mầm non vô cùng hứng thú và phấn khích. Điều này đã được ngành giáo dục Cẩm Thủy đánh giá rất cao." 

"Định kiến về giáo viên mầm non lâu nay là phái nữ, nhưng với vùng quê này, với thầy Hiệu thì không còn nữa. Điều đó đã được chứng minh qua những gì mà tôi đã làm được cho trẻ."

"Nghề này rất áp lực. Không chỉ giáo dục trẻ mà còn chăm sóc trẻ, mà đồng lương thì ít ỏi. Trong khi đó mình lại là trụ cột trong gia đình mà còn chưa đủ nuôi bản thân. Nhưng càng làm tôi lại càng yêu nghề nên tôi phải làm thêm nghề khác kiếm thêm thu nhập, để nuôi đam mê của mình."

"Bố Hiệu" - Ảnh 11.

Hương Quỳnh
Minh Tâm - Hữu Dần
Đức Anh
Khánh Linh

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận