Bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều: Đưa Kiều vào mỗi nhà
Làm bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều có thể chuyển hóa được tác phẩm này đến với công chúng một cách gần gũi, trực diện nhất.
Bộ lịch có thể tra cứu tới 9 năm
Bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều là loại lịch cửu niên (2018 - 2026) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Cả bộ lịch dày 56 trang in trên nền giấy couchematt nhập từ Nhật, khổ lớn 1,28m và khổ nhỏ 0,9m.
“Sự độc đáo của bộ lịch nằm ở chỗ vừa có giá trị tra cứu cùng lúc 5 loại lịch: Dương lịch, Âm lịch, Can chi, Tiết khí (24 khí tiết của năm), và Lịch 28 chòm sao (Nhị thập bát tú), vừa có giá trị thưởng thức hội họa từ các bức tranh Truyện Kiều. Đó là 27 bức tranh vẽ về cuộc đời và số phận nàng Kiều dựa theo tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Dưới mỗi bức tranh đều có trích dẫn 6 câu Kiều “đắt giá”, phù hợp nội dung tranh vẽ”, TS. Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học công nghệ, chủ biên bộ lịch này cho hay.
![]() |
TS. Nguyễn Hoàng Điệp (bìa phải) và họa sĩ Trương Quang Vũ trao đổi về bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều. Ảnh: N.V |
TS. Nguyễn Hoàng Điệp khẳng định, quá trình thực hiện để cho ra bộ lịch này rất cẩn trọng - từ lựa chọn từng bức tranh tới duyệt thơ đều có Hội đồng khoa học thẩm định rất khắt khe.
Những thành viên uy tín trong Hội đồng thẩm định gồm: GS.NGND Nguyễn Đình Chú - người giảng dạy Truyện Kiều suốt mấy chục năm nay; nhà phê bình Trần Đình Sử, GS. Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học, đánh giá cao sự nỗ lực trong suốt 10 năm của những người biên soạn, kể từ khi ý tưởng làm bộ lịch được nhen nhóm.
Về phần trích dẫn những câu thơ, TS. Hoàng Điệp cho biết, hiện có nhiều dị bản Truyện Kiều nên những câu thơ trích dẫn được lấy từ bộ Kiều của Hội Kiều học có bản chữ Nôm đối sách và được thẩm định khoa học.
Ý nghĩa của lịch cửu niên xuất phát từ quan niệm về con số 9 - mang lại hạnh phúc và trường thọ. Đây là con số mà cả phương Đông và phương Tây đều ưa chuộng.
Vẻ đẹp nàng Kiềuhiện hữu trong bộ lịch
TS. Nguyễn Hoàng Điệp cho hay: Một trong những lý do bộ lịch mất tới 10 năm mới ra đời được là do quá trình lựa chọn 27 bức vẽ. “Khó khăn nhất chính là chọn họa sĩ vẽ tranh.
Chúng tôi đã vào cả trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đặt thầy và trò vẽ, nhưng thời gian trôi qua, không ai làm được”. Ban soạn thảo cuối cùng ưng tác phẩm của 4 họa sĩ: Trịnh Quang Vũ, Trương Thảo, Lê Trí Dũng và Vũ Như Quân.
“Nguyên tắc của chúng tôi là tranh trung thành với thời đại lịch sử sản sinh ra tác phẩm Truyện Kiều và cốt truyện để Nguyễn Du tái tạo ra tác phẩm này. Không thể chấp nhận vẽ Kiều mặc áo mớ bảy mớ ba, đi guốc cao gót được, vừa phản cảm, vừa không đúng thời đại”, TS. Hoàng Điệp khẳng định.
Theo TS. Nguyễn Hoàng Điệp, điều khó nhất khi vẽ Kiều là Nguyễn Du tả Kiều đẹp quá, nên vẽ thế nào để lột tả cho đúng vẻ đẹp ấy? Trong khi đó hình dung của mỗi người về vẻ đẹp của nàng Kiều mỗi khác. Và vẽ thế nào để nhìn vào biết ngay ai là Thúy Kiều, ai là Thúy Vân và lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên trong những câu Kiều?
Chia sẻ về quá trình vẽ minh họa tác phẩm Truyện Kiều, họa sĩ Trương Quang Vũ, người đã thực hiện 19/27 bức tranh trong bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều cho hay: “Việc vẽ Kiều đòi hỏi họa sĩ phải am hiểu về lịch sử, những phong tục cổ, cách tả, cách dùng từ của cụ Nguyễn Du.
Trước khi đặt bút vẽ, tôi đã phải dụng công nghiên cứu rất kỹ về phục trang, đồ vật, cảnh sắc thời nhà Minh. Cái khó là vẽ tranh mà bối cảnh, nội dung là của Trung Quốc nhưng lại mang hồn vía của Việt Nam, nhìn vào bức tranh biết đó là câu chuyện của người Việt, do họa sĩ người Việt thực hiện”. Theo họa sĩ Trương Quang Vũ, TS.
Hoàng Điệp đã ra đề rất khó cho họa sĩ: Ông lọc 162 câu trong toàn bộ Truyện Kiều, và đặt hàng họa sĩ vẽ 27 bức tranh, mỗi bức tương ứng với 6 câu thơ. Như vậy, họa sĩ không thể vẽ phóng khoáng, tung tẩy mà phải nương theo đề tài bắt buộc.
Họa sĩ Trương Thảo, người vẽ 6/27 bức tranh trong bộ lịch, trong đó có bức nàng Kiều tắm. Ông kể: “Bức tranh vẽ nude Kiều là bức mà Hội đồng khoa học thẩm định nâng lên đặt xuống rất nhiều lần. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người ta nhìn qua vai Thúc Sinh để ngắm nàng Kiều tắm khỏa thân.
Qua khảo sát ý kiến của hơn 100 cô giáo dạy Văn, cũng không ai phản đối bức tranh đó và đều thừa nhận đẹp, không dung tục. Thế nhưng cũng có ý kiến rằng: “Thôi anh che đi một tí cho xuôi mắt!”. Và tôi đành lòng để mái tóc bay che bớt.
Để bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều có độ bền trong suốt 9 năm, những người biên soạn đã phải dày công nghiên cứu về những chất liệu làm lịch, phù hợp khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
Và TS. Nguyễn Hoàng Điệp - người đau đáu với bộ lịch nghệ thuật đặc biệt này suốt 10 năm qua, thì nay chính ông đã thức trắng 5 đêm theo dõi khâu in chỉ với mong muốn “mỗi gia đình sẽ có bộ lịch nghệ thuật Truyện Kiều độc đáo hiện hữu trong suốt 9 năm và hơn thế nữa”./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ
Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay đã có gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ.

Sầm Sơn – Điểm hẹn mùa hè
Sầm Sơn - một thành phố nổi tiếng là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển dài, cát trắng mịn và làn nước trong xanh. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ mà còn bởi những địa danh gắn liền với truyền thuyết và lịch sử và hạ tầng du lịch hiện đại như Quảng trường biển và hệ thống khách sạn, resort cao cấp.

Sức hút từ du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm đang được nhiều khách du lịch quan tâm khi đến Thanh Hoá. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm thu hút du khách.

Ca sĩ Tùng Dương nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản
Ca sĩ Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025) – giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Tùng Dương mà còn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam trên bản đồ âm nhạc quốc tế.

Thanh Hóa: siết chặt quản lý hoạt động mô tô nước tại các khu du lịch biển
Mô tô nước là một trong những loại hình dịch vụ du lịch biển thu hút nhiều du khách ưa khám phá, trải nghiệm cảm giác mạnh. Do công suất hoạt động của phương tiện này rất lớn nên nếu không kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đường thủy.

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch của cả nước
Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch
Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.

Thác Mây - Điểm đến hấp dẫn giữa đại ngàn
Sau gần 5 năm được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, Thác Mây, ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành thu hút ngày càng đông du khách, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.