Bổ sung nhiều chỉ tiêu mới trong xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022 - 2025
Ngày 10/8/2022, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022 - 2025 với 19 tiêu chí nâng cao toàn diện và bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu mới. Ban chỉ đạo chương trình nông thôn mới các cấp đã và đang hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, phấn đấu năm 2022 toàn tỉnh có thêm 22 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Nếu như trước đây, để đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất, mỗi xã nông thôn mới nâng cao chỉ cần hoàn thiện 2 chỉ tiêu. Còn theo bộ tiêu chí mới để đạt tiêu chí này, các địa phương sẽ phải thực hiện thêm 6 chỉ tiêu như: thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực, có sản phẩm Ocop, ứng dụng chuyển đổi số, sản phẩm chủ lực bán qua kênh thương mại điện tử; vùng nguyên liệu tập trung cấp mã số vùng trồng… Đây được xem là một trong những tiêu chí khó.

Trên cơ sở quy định của Bộ tiêu chí quốc gia, tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, lấy ý kiến các ban ngành phụ trách để ban hành Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022 - 2025. Cùng với tăng số lượng từ 15 lên 19 tiêu chí, Bộ tiêu chí giai đoạn này đã bổ sung nhiều chỉ tiêu mới như: Thủy lợi và phòng chống thiên tai; điện; hành chính công; tiếp cận pháp luật; chất lượng môi trường sống; di sản văn hóa... Theo đó, các địa phương đã lựa chọn và đăng ký lộ trình, thời gian về đích, xây dựng kế hoạch triển khai Nông thôn mới nâng cao từng năm. Với 19 tiêu chí nâng cao toàn diện cần nguồn lực khá lớn, nên các xã đã tập trung lồng ghép với các chương trình, vận động sự chung tay ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện. Đồng thời, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách kích cầu hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Ông Phạm Trí Bút, Bí thư Đảng ủy xã Nga Yên, huyện Nga Sơn
Ông Phạm Trí Bút, Bí thư Đảng ủy xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi có chủ trương, Nga Yên đã ban hành 4 nghị quyết chuyên đề để tổ chức thực hiện. Đến nay, đối với Nga Yên đã thực hiện được 15 tiêu chí, còn 4 tiêu chí rất khó. Khó nhất là các tiêu chí: Cơ sở hạ tầng giao thông, lĩnh vực nông nghiệp, hộ nghèo, thiết chế văn hóa."
Xây dựng thành công nông thôn mới nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo nền tảng cơ bản để xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, ở nhiều địa phương đang gặp khó ở một số chỉ tiêu như: nước sạch tập trung, xây dựng mã số vùng trồng, giao thông nông thôn… Do vậy, ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh, huyện đang cùng các xã tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.