vùng nguyên liệu
Thanh Hóa có 30 doanh nghiệp thu mua, chế biến rau, củ, quả
Để phát huy hiệu quả định hướng phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến…
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Như Xuân thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Như Xuân (khóa XXII), nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới là 2 trong 3 chương trình trọng tâm xuyên suốt. Do đó để đạt được mục tiêu đề ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Như Xuân đã có nhiều giải pháp sáng tạo, lồng ghép thực hiện có hiệu quả 2 chương trình này, thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm Ocop bền vững
Thanh Hóa luôn chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu. Với sự hỗ trợ kịp thời, tích cực của các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều sản phẩm Ocop chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưu chuộng, đánh giá cao.
Thanh Hóa cơ bản thu hoạch trên 96% diện tích sắn nguyên liệu
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 23/2, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch sắn nguyên liệu đạt trên 96% tổng diện tích.
Bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến Nông sản Luận Thành
Tại huyện Thường Xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến Nông sản Luận Thành thuộc Công ty cổ phần Lan Anh TD.
Thiếu hụt nguyên liệu sắn cho hoạt động chế biến
Do những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn phát triển mạnh, giá thu mua thấp nên hiệu quả trồng sắn không cao. Chính vì thế, diện tích sắn trên địa bàn tỉnh cũng giảm dần tại một số địa phương. Năm nay, thị trường ổn định, nhưng các nhà máy chế biến tinh bột sắn vẫn không đủ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
Công an huyện Thạch Thành tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong vụ ép mía
Nhà máy đường Việt – Đài đứng chân trên địa bàn huyện Thạch Thành đang bước vào vụ ép. Số lượng các xe vận chuyển mía nguyên liệu cho nhà máy tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Công an huyện Thạch Thành đã triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian diễn ra vụ ép.
Giá luồng giảm, người trồng luồng bị giảm thu nhập
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 70.000 ha tre, luồng tại các huyện miền núi, với trên hàng chục nghìn hộ dân có thu nhập chủ yếu dựa vào cây luồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá luồng giảm nên thu nhập của người dân trồng luồng cũng giảm theo.
Phát triển vùng sắn an toàn nâng cao giá trị sản xuất
Thời điểm này, nông dân khu vực miền núi Thanh Hóa đang bước vào thu hoạch sắn niên vụ 2023-2024. Trong niên vụ này, việc đẩy mạnh phát triển vùng sắn an toàn sạch bệnh đã giúp năng suất sắn tăng. Bên cạnh đó, giá thu mua sắn tăng đã mang lại thu nhập cao cho người dân.
OCOP góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tính đến tháng 11/2023, Thanh Hóa có 445 sản phẩm đạt OCOP. Việc xây dựng sản phẩm OCOP là động lực quan trọng để phát triển các sản phẩm địa phương. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
Giá dứa nguyên liệu tại Thanh Hóa tăng cao
Từ tháng 7/2023 đến nay, giá dứa nguyên liệu tại Thanh Hóa luôn dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ. Với giá bán này, 1 ha dứa sau khi trừ chi phí, bà con nông dân có lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên từ khi giá dứa tăng cao, các doanh nghiệp chế biến dứa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, phải tạm dừng hoạt động do không còn khả năng bù lỗ.
Xuất khẩu gần 1 tỷ đô đưa dừa vào nhóm ngành xuất khẩu mũi nhọn
Mục tiêu lớn nhất của Hiệp hội Dừa Việt Nam là đưa ngành dừa trở thành ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn; khai thác tối đa hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm từ cây dừa. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo gặp khó khi thương lái đẩy giá
Giá lúa tăng là niềm vui cho bà con nông dân, thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn, giá lúa, gạo trong nước cao hơn cả giá xuất khẩu. Điểm bất thường này được các chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra là do thương lái thu mua lúa và trung gian kinh doanh gạo trong nước đẩy giá.
Huyện Thạch Thành phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương
Cùng với triển khai xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã có 13 sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.