Bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018
![]() |
Theo đó, Nghị định 121/2020/NĐ-CP mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Trường hợp được bổ sung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Như vậy, doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau đây:
a) Quản lý, khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay;
b) Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không;
d) Khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng;
đ) Tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
e) Đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa;
g) Trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh;
h) Lĩnh vực ngân hàng áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh
Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái
Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng – một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính xanh, bền vững.

Giá xăng quay đầu đi xuống, RON 95 còn hơn 19.500 đồng/lít
Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (22/5) được điều chỉnh giảm 60 đồng, còn giá dầu diesel tăng.

Hiệu quả chương trình đầu tư tín dụng theo Nghị quyết 30a
Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, đến nay, hàng nghìn hộ dân tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.

Thi đua yêu nước - Động lực phát triển kinh tế tập thể
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, thời gian qua, các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó khẳng định vị thế của kinh tế tập thể, Hợp tác xã trong giai đoạn mới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.