Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro, bị lợi ích nhóm chi phối
Dù dự báo trong năm 2018 chưa có dấu hiệu biến động cực đoan lớn của thị trường bất động sản nhưng Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, thiếu bền vững và còn tiềm ẩn rủi ro, thiếu minh bạch.

Phát biểu tạiDiễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ nhất diễn ra sáng nay (15/11),Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhìn nhận, thị trường bất động sản là bộ phận không thể thiếu và hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, của hệ thống thị trường trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nói chung cũng như đối với Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, thị trường bất động sản Việt Nam đã hình thành, phát triển và có những đóng góp rất quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước khắc phục, kiềm chế hạn chế, yếu kém, rủi ro của thị trường này.
Dù dự báo trong năm 2018 chưa có dấu hiệu biến động cực đoan lớn của thị trường bất động sản nhưng Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, thiếu bền vững và còn tiềm ẩn rủi ro, thiếu minh bạch, một bộ phận thị trường phát triển tự phát, bị lợi ích nhóm chi phối.
Báo cáo tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, xu hướng dư nợ tín dụng bất động sản của các (tổ chức tín dụng) TCTD hiện chuyển dịch theo hướng phù hợp với chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN và nhu cầu thực của thị trường.
Tính đến 31/7/2017 dư nợ cấp tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản tăng khoảng 4 % so với 31/12/2016, chiếm tỷ trọng khoảng 9% dư nợ đối với nền kinh tế (tỷ trọng này khá ổn định từ năm 2013 đến nay). Dòng vốn tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đã hướng vào lĩnh vực tiêu dùng về nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân với mức tăng trưởng khoảng 11% so với 31/12/2016.
Bên cạnh đó, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tích cực xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản. Tỷ lệ nợ xấu đầu tư kinh doanh bất động sản đã giảm mạnh từ 7,05% năm 2013, đến nay còn 4,06%.
Ông Hùng cũng đưa ra định hướng chính sách tín dụng trong thời gian tới như NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ; điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách của NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Thông tin từ ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, thị trường bất động sản năm 2016 và 10 tháng đầu năm 2017 tiếp tục tăng trưởng ổn định thể hiện qua các chỉ số về giá cả, số lượng giao dịch.
"Dự báo thị trường nhà ở trong ngắn hạn sẽ không có biến động lớn. Tuy nhiên một số phân khúc sản phẩm (đất nền, căn hộ có quy mô vừa và nhỏ...) có thể có sự thay đổi nhất định về giá cả tại một số khu vực, địa phương; thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiếp tục phát triển", ông Ninh cho biết.
Phương Dung/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.