ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế

"Bình minh đang lên", "ngôi sao sáng", "trường hợp ngoại lệ"… là những mỹ từ các tổ chức uy tín quốc tế dành cho Việt Nam trong một năm toàn cầu khủng hoảng vì Covid-19.

27/01/2021 09:29

Đó là những đánh giá-nhìn nhận khách quan sau nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên mọi mặt đời sống, trong đó kinh tế là “điểm sáng” - ấn tượng.

Thành tích ấn tượng của Việt Nam trong Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Năm 2016, Việt Nam mới chỉ xếp hạng 59. Năm 2017, xếp vị trí 47, Việt Nam tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng này. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục được cải thiện - Việt Nam xếp thứ 45 - thứ hạng cao nhất lịch sử. Năm 2019, trong tổng số 129 nền kinh tế được đánh giá, “Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt” vì liên tục thăng hạng, lên vị trí 42. Và tới nay, dù trải qua một năm kinh tế đầy biến động, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn được duy trì trong tương quan 131 nền kinh tế.

Chính phủ điện tử - một chỉ số quan trọng trong xu hướng kinh tế số toàn cầu do Liên hợp quốc khảo sát, đánh giá và công bố nêu bật những thành tựu của Việt Nam thời gian qua. Liên Hợp Quốc xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 2 bậc so với năm 2018, xếp hạng 86 trên tổng số 193 quốc gia; tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbriok cho rằng: “Những tiến bộ này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp”.

Điện năng – một trong những cấu phần quan trọng của mỗi nền kinh tế, thể hiện mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh cũng đã trở thành một tiêu chí đánh giá từ phía Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, nhóm nghiên cứu Doing Business của Worldbank đã khảo sát chỉ số Tiếp cận điện năng 2019 (được công bố vào năm 2020) cho thấy, Việt Nam thăng hạng vượt bậc - đạt 82,2 điểm, tăng 0,3 điểm so với năm trước - là thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, báo cáo nhận định, chỉ số này sẽ có thể duy trì hoặc cải thiện trong năm nay.

Trong khi đó, Jones Lang LaSalle– Hãng cung cấp dịch vụ bất động sản và quản lý đầu tư uy tín thế giới công bố Chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu sau khi đánh giá 99 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 163 khu vực, thành phố, dựa trên 210 tiêu chí, độ minh bạch của thị trường bất động sản, với “thành tích vàng” từ Việt Nam. Lần đầu tiên sau một thập kỷ, Việt Nam xếp hạng 56 toàn cầu, bước vào nhóm các nước bán minh bạch lĩnh vực bất động sản.

Đặc biệt nhất có lẽ là thông tin từ Báo cáo Thương hiệu Quốc gia 2020 được thực hiện bởi Hãng định giá thương hiệu nước Anh - Brand Finance. Cụ thể, năm 2020 nhờ xử lý tốt khủng hoảng y tế và kinh tế, Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới (tăng 9 bậc) điều này đi ngược xu thế suy thoái toàn cầu. Giá trị thương hiệu Việt Nam đến thời điểm này xếp thứ 33 trên tổng số 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất toàn cầu.

Kế đến là Chỉ số quyền lực Châu Á năm 2020 với điểm sáng Việt Nam. Chỉ số này do Lowy - Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia công bố. Với việc tham gia hiệu quả các diễn đàn và sáng kiến thương mại khu vực, Việt Nam tăng một bậc so với năm trước – xếp thứ 12 trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có Chỉ số quyền lực cao nhất Châu Á.

Để có được các thứ hạng này, các chuyên gia kinh tế như ông Craig Martin, Giám đốc danh mục đầu tư Vietnam Holding - Chủ tịch Dynam Capital cho rằng, “vinh quang đến từ các nỗ lực không ngừng nghỉ, khi Việt Nam vừa khống chế thành công dịch Covid-19, vừa bảo đảm phát triển toàn diện kinh tế-xã hội”.

“Thành công trong việc ứng phó với dịch bệnh, cùng với vị thế của mình, Việt Nam đã tạo nên một hiệu ứng lan toả tích cực. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư cũng cảm thấy an tâm và tự tin hơn. Chúng tôi cũng rất tin tưởng với sự tăng trưởng kinh tế, cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm sau” - ông Craig Martin nói.

Trên cơ sở đó, với 25 năm kinh nghiệm trong phân tích, dự báo kinh tế độc lập, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Anh quốc cho rằng, vào năm 2035, kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 19 thế giới – vượt Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan. Việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, giúp Việt Nam có bước đà thuận lợi tiến tới vị trí này

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định tương tự: đến năm 2023, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có thu nhập trên mức trung bình; đến 2035 thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tương đương 11.000 USD; so với các nước trong khu vực, quy mô kinh tế sẽ chỉ xếp sau Indonesia.

Với bảng vàng thành tích đã đạt được trong một năm kinh tế đầy biến động, các chuyên gia cho rằng nếu từ cấp cao nhất tới từng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chủ quan-không nỗ lực duy trì đà tăng trưởng-không tích cực đổi mới sáng tạo. Nếu không tích cực đổi mới những tiềm năng, triển vọng vừa được các tổ chức quốc tế dự báo và nhận định sẽ khó đạt như kỳ vọng!

Theo Thu Trang/VOV1

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

18:15 , 01/05/2024

Do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn vẫn diễn ra tại một số địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho 114 nghìn ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh, ao, hồ và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2024

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2024

18:12 , 01/05/2024

Từ tháng 5 này, nhiều chính sách liên quan kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in hay cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới... sẽ chính thức có hiệu lực.

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

16:35 , 01/05/2024

Trong tháng 4/2024, hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục duy trì thông suốt, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới của tỉnh. Tổng số thu ngân sách của Cục Hải quan Thanh Hóa trong tháng 4 ước đạt 2.376 tỷ đồng.

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

10:22 , 01/05/2024

Phát huy phẩm chất người lính Bộ đội Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, các hội viên cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

08:28 , 01/05/2024

Theo tổng hợp của Sở Công thương Thanh Hoá, hiện toàn tỉnh có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với 55 chủng loại hàng hoá đến 68 thị trường trên thế giới.

4 tháng năm 2024, cả nước có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

4 tháng năm 2024, cả nước có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

08:23 , 01/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại. Con số này tăng gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2019 - 2023.

4 tháng năm 2024, Thanh Hoá có 810 doanh nghiệp mới thành lập

4 tháng năm 2024, Thanh Hoá có 810 doanh nghiệp mới thành lập

16:01 , 30/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thành lập mới 810 doanh nghiệp, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Tổng số vốn điều lệ đăng ký của các doanh nghiệp mới đạt gần 7.853 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Đây là những kết quả khả quan trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự khởi sắc như hiện nay.