ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu

Giới quan sát quan ngại rằng việc Lầu Năm Góc chuyển ngân sách quốc phòng sang xây tường biên giới để đáp ứng tham vọng kiểm soát nhập cư trái phép của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm suy yếu năng lực quân sự của Washington so với các đối thủ chiến lược.

11/09/2019 08:32
 
Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thống Trump giới thiệu về một thiết kế tường biên giới ở Nhà Trắng hồi tháng 1 (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kiên quyết thực hiện lời hứa khi tranh cử của ông với các cử tri Mỹ. Tuần trước, Bộ Quốc phòng nước này đã quyết định sử dụng 3,6 tỷ USD ngân sách để giúp xây dựng hoặc cải tạo 282 km bức tường biên giới với Mexico.

Một khoản ngân sách lớn dự kiến chi cho các dự án của Mỹ ở châu Âu và châu Á đã bị cắt giảm để chuyển qua xây tường khiến giới quan sát quan ngại rằng sẽ làm ảnh hưởng tới năng lực và sự sẵn sàng của Mỹ trước các đối thủ như Nga và Trung Quốc.

Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gợi ý rằng các đồng minh NATO của Mỹ nên “san sẻ gánh nặng” bằng cách bỏ tiền ra chi cho các dự án của Washington tại các quốc gia này.

Mặc dù nhiều cảnh báo đã được đưa ra rằng động thái cắt ngân sách của các dự án quan trọng sẽ có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Mỹ, nhưng ông Trump vẫn rất kiên quyết với dự án xây tường, công trình có thể trở thành dấu ấn trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.  

Theo một thống kê, việc phân bổ lại khoản tiền nói trên sẽ làm ảnh hưởng tới hơn 120 dự án quốc phòng của Mỹ trên khắp thế giới.

Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Khu vực huấn luyện thuộc căn cứ Novo Selo, Bulgaria (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Novo Selo là cứ điểm ở Bulgaria cho phép quân nhân Mỹ và các đồng minh NATO huấn luyện và phòng ngừa các mối đe dọa từ lực lượng Nga đóng tại bán đảo Crimea, cách đó 300 km. Theo kế hoạch, khoản tiền 5,2 triệu USD đầu tư cho kho đạn dược sẽ bị cắt để xây tường.

Căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu tại Romania, một cơ sở quan trọng tại khu vực gần Biển Đen là nơi lực lượng Mỹ thực hiện các hoạt động diễn tập chống lại mối đe dọa từ Nga. Đây cũng là điểm trung chuyển của quân nhân Mỹ và vũ khí.

Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Căn cứ Mihail Kogalniceanu, Romania (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Để xây tường biên giới với Mexico, Washington đã cắt khoản 21,66 triệu USD từ ngân sách xây dựng cơ sở hậu cần tiếp tế đạn cho máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh, bao gồm một đường dẫn cho phép máy bay vận tải C-17 có thể đi vào để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí. Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng và cấp thiết nếu Mỹ thực sự muốn duy trì khả năng đáp trả nhanh chóng trước nguy cơ tấn công từ đối thủ.

Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Căn cứ không quân Ämari, Estonia (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Mỹ đã chuyển khoản chi phí 15,7 triệu USD từ các cơ sở đặc nhiệm ở Estonia sang ngân sách xây tường. Estonia, một quốc gia vùng Baltic, có vị trí địa chiến lược vì nằm gần với Nga và từng thuộc Liên Xô cũ.

Để góp vào khoản 3,6 tỷ USD tiền xây tường, Mỹ cũng đồng thời cắt chi phí 20 triệu USD cho cơ sở sửa chữa máy bay chiến đấu F-22 tại căn cứ không quân Spangdahlem, Đức. Căn cứ này có vị trí tương hỗ rất quan trọng cho lực lượng Mỹ và NATO trong kịch bản chiến tranh với Nga nổ ra.

Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Máy bay chiến đấu F-22 (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Nhật Bản, một đồng minh thân thiết của Mỹ, là nơi Washington đưa quân tới đồn trú từ sau Thế chiến II. Mỹ đã cắt khoản ngân sách nửa tỷ USD cho các công trình tại đây cho dự án xây tường. Trong khoản tiền khoảng 500 triệu USD, số tiền 23,7 triệu USD theo kế hoạch sẽ được chi cho dự án nhà chứa máy bay C-130J ở căn cứ Yokota đã bị cắt. Giới quan sát quan ngại rằng việc cắt giảm chi phí tại Nhật Bản sẽ có thể ảnh hưởng tới lợi thế chiến lược của Mỹ - Nhật khi ứng phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc trong khu vực.

Ngoài ra, tại Hàn Quốc, Mỹ cũng cắt ngân sách dự án nâng cấp khu bảo quản, nhà chứa máy bay không người lái tại căn cứ không quân Kunsan trị giá 53 triệu USD. Đây là nơi mà các máy bay của Mỹ thường được triển khai để thực hiện việc giám sát đối thủ trong khu vực như Trung Quốc hay Triều Tiên.

Bức tường biên giới của ông Trump và nỗi lo năng lực quân sự Mỹ bị suy yếu - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Căn cứ Kunsan (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Dự án xây tường của ông Trump đồng thời cắt giảm ngân sách 130 triệu USD cho các công trình ở Ba Lan, một địa điểm quan trọng nằm sát cạnh Nga. Khoản tiền này sẽ bị rút bớt khỏi “Sáng kiến răn đe châu Âu”, dự án nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga.

Dự án xây dựng kho đạn dược ở căn cứ Malacky, Slovakia trị giá 59 triệu USD cũng bị cắt và chuyển qua xây tường. Tổng cộng, tại quốc gia này, Mỹ đã rút ngân sách từ dự án thuộc căn cứ Malacky và Sliac trị giá 105 triệu USD vốn dùng để đối phó với Nga.

Căn cứ không quân Fairford của Anh là một phần trong “Sáng kiến răn đe châu Âu” và nó đã mất 19 triệu USD ngân sách xây dựng kho đạn dược từ Mỹ.

Guam, một trong những địa điểm chiến lược của Mỹ trong chiến lược đối phó Trung Quốc ở Thái Bình Dương đã mất đi gần 150 triệu USD ngân sách cho hàng loạt các dự án quan trọng nhằm nâng cao năng lực hệ thống súng máy, đạn dược.  

Đức Hoàng/ Dân trí

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.

WHO: Số ca mắc sởi trên toàn thế giới tăng mạnh

WHO: Số ca mắc sởi trên toàn thế giới tăng mạnh

23:03 , 29/04/2024

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết, số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được và duy trì việc loại bỏ căn bệnh này ở nhiều nước.

Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự đang xấu đi trong khi mòn mỏi chờ viện trợ từng ngày

Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự đang xấu đi trong khi mòn mỏi chờ viện trợ từng ngày

23:02 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi thừa nhận, tình thế của Kiev trên tiền tuyến đang xấu đi rất nhiều, đồng thời kêu gọi Phương tây viện trợ vũ khí cho nước này.

Đảng đối lập Nhật Bản giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

Đảng đối lập Nhật Bản giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

20:01 , 29/04/2024

Theo kết quả kiểm phiếu công bố tối ngày 28/4, đảng Dân chủ Lập hiến, đảng đối lập lớn nhất tại Nhật Bản, đã giành chiến thắng ở cả 3 khu vực trong cuộc bầu cử Hạ viện bổ sung. Kết quả này cũng đánh dấu thất bại của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trước đảng đối lập tại cuộc bầu cử đầu tiên - kể từ khi xảy ra vụ bê bối quỹ chính trị liên quan đến một số thành viên của đảng này.

Xung đột ở Trung Đông phủ bóng lên cuộc họp đặc biệt của WEF

Xung đột ở Trung Đông phủ bóng lên cuộc họp đặc biệt của WEF

20:01 , 29/04/2024

Hôm nay 28/4, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã khai mạc tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út, với sự tham gia của hàng trăm chính khách và chuyên gia kinh tế thuộc hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế. Các cuộc thảo luận tại hội nghị WEF tập trung tìm kiếm giải pháp cho một loạt thách thức toàn cầu liên quan đến kinh tế, khí hậu và các vấn đề nhân đạo. Và trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, hội nghị cũng sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Gaza và căng thẳng âm ỉ trên khắp Trung Đông.

Lãnh đạo Mỹ, Israel điện đàm về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Lãnh đạo Mỹ, Israel điện đàm về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

20:00 , 29/04/2024

Nhà Trắng cho biết ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó hai bên đã đánh giá lại các cuộc đàm phán hiện nay nhằm trả tự do cho các con tin mà Hamas cầm giữ, cùng với một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza.

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

18:08 , 29/04/2024

Ngày 28/4 Người phát ngôn Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami cho biết, tổng cộng có 90 ứng cử viên sẽ cạnh tranh 45 ghế còn lại trong tổng số 290 ghế của Quốc hội nước này trong cuộc bầu cử vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 10/5 tới.