Các cơ sở chế biến hải sản chuẩn bị hàng tết
Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm và tết Nguyên đán, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, vì đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm.
Từ hơn 1 tháng trước, Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn đã chuẩn bị nguồn hàng để kịp cung ứng cho thị trường tết. Do phải tăng sản lượng, công ty đã tập trung công nhân và huy động thêm lao động thời vụ để sản xuất. Để tạo uy tín với khách hàng, công ty luôn chú trọng khâu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ khi cá cơm, moi khô của công ty được công nhận đạt chuẩn 3 sao Ocop cấp tỉnh, đã tạo được thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Hiện tại, đã có 10 công ty và 6 cơ sở trong và ngoài tỉnh đến đặt hàng tết. Dự kiến, nguồn hàng công ty cung ứng dịp tết khoảng 15 tấn hải sản khô và 7.000 lít mắm các loại.

Bà Lê Thị Liễu - GĐ Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lê Thị Liễu - GĐ Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Các sản phẩm công ty chuẩn bị, đối với công nhân phải được xây dựng ngay từ ban đầu từ các mặt hàng chế biến rồi các mặt hàng không chế biến đưa vào đóng gói, đưa vào kho để vào dịp tết lỡ không may mà có gió mùa mình vẫn có nguyên liệu, đảm bảo hàng để cho phục vụ tết nguyên đán cho bà con."
Hiện nay, thị xã Nghi Sơn có 45 doanh nghiệp và 230 cơ sở chế biến thủy hải sản. Theo các đơn vị sản xuất, thông thường, từ tháng 11 âm lịch đến gần tết Nguyên đán là thời điểm các mặt hàng hải sản bán chạy nhất trong năm, gấp 2 đến 3 lần ngày thường. Do vậy, các ngành, đoàn thể, địa phương ở Nghi Sơn đã tổ chức các lớp tập huấn quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, để các sản phẩm đảm bảo uy tín đối với người tiêu dùng. Và dù phải tăng số lượng hàng để kịp xuất bán vào dịp tết, nhưng các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản khô, nước mắm đều tuân thủ quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng hải sản của địa phương, các cơ sở sản xuất và chế biến đã chú trọng cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Nhờ đó, hàng hóa ở đây luôn được khách hàng ưu chuộng, tiêu thụ với số lượng lớn.

Bà Lê Thị Liễu - GĐ Công ty TNHH chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Nhung - HTX chế biến thủy sản Hải Bình, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: "Hiện tại HTX chúng tôi cũng đã chuẩn bị số lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Và chúng tôi đang mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và mẫu mã sản phẩm làm sao nó phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng."


Ông Nguyễn Xuân Tĩnh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Tĩnh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với các doanh nghiệp lớn và vừa trong thị xã chúng tôi cũng đã có văn bản chỉ đạo đến tất cả hội nông dân các xã phường ở trong toàn thị xã là phải tuyên truyền thứ nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm, thứ 2 thu mua chế biến hải sản đặc biệt là hải sản có nguồn gốc tươi ngon và chuẩn bị cho dịp tết thì đối với các cơ sở đều sản xuất kinh doanh hướng tới là sản phẩm sạch phục vụ dịch vụ cho bà con trong dịp tết đều phải đảm bảo an toàn thực phẩm và các cơ sở sản phẩm đều phải có xuất xứ, nguồn gốc, truy xuất hàng hóa."
Thời gian tới, thị xã Nghi Sơn tiếp tục đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, khuyến khích các cơ sở chế biến thủy, hải sản nâng cấp dây chuyền, nhà xưởng, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm. Từ đó, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao thu nhập từ nghề chế biến hải sản cho người dân nơi đây.

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển động dưới nhiều áp lực mới, từ căng thẳng thương mại, đến xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và biến động dòng vốn đầu tư, theo các chuyên gia, Việt Nam đứng trước thời điểm quan trọng để nhìn lại nền tảng phát triển của mình theo hướng bền vững hơn. Trong đó có những cơ hội trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Đăng ký các công trình khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Bộ Xây dựng vừa đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Niên vụ 2025, sản lượng thu hoạch vải thiều dự kiến tăng 30%
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh sẽ được mùa. Sản lượng vải thiều dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.