chế biến thủy sản
Video: Tiếng gọi từ biển
Sinh ra và lớn lên bên cửa biển Lạch Bạng, xã Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, sau một thời gian làm việc tại Hải Phòng, vì nhớ biển, nhớ vị mắm quê nhà, anh Nguyễn Thế Hoàng đã lựa chọn từ bỏ phố thị để về quê khởi nghiệp bằng nghề sản xuất mắm truyền thống. Đến nay, Hợp tác xã Chế biến thủy sản Hải Bình do anh làm giám đốc đã có 3 sản phẩm là nước mắm, mắm tôm, mắm tép mang thương hiệu Vị Thanh đạt chất lượng sản phẩm quốc 3 sao.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam
Trong số 3 thị trường nhập khẩu nông sản nhiều nhất của Việt Nam, hiện Trung Quốc đang giữ vị trí đầu với 8,7 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023.
Xây dựng thương hiệu Ocop cho sản phẩm mắm truyền thống
Thanh Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nghề chế biến thủy sản, trong đó có nghề sản xuất nước mắm. Trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống tồn tại từ lâu đời, là sinh kế của hàng nghìn lao động. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều cơ sở sản xuất mắm truyền thống đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm gắn với xây dựng sản phẩm Ocop. Qua đó, giúp quảng bá thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm.
Sản lượng thủy sản đạt hơn 5,9 triệu tấn
Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng thủy sản thu hoạch 8 tháng năm 2023 ước đạt hơn 5,9 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt, bổ sung thêm 23 cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Như vậy, tính đến nay, đã có 802 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Thị xã nghi Sơn: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thủy hải sản
Thông thường, từ tháng 11 âm lịch đến gần Tết Nguyên đán là thời điểm các mặt hàng hải sản bán chạy nhất trong năm. Cùng với chuẩn bị nguồn hàng hóa các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng đặc biệt chú trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các cơ sở chế biến hải sản chuẩn bị hàng tết
Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm và tết Nguyên đán, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, vì đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm.
Xuất khẩu thủy sản đạt 95, 940 triệu USD
9 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 95,940 triệu USD, bằng 86,7% cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thủy sản chính ngạch đạt 53,370 triệu USD; xuất khẩu tiểu ngạch đạt 42,570 triệu USD.
Thị xã Nghi Sơn phát triển chế biến thủy sản
Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 2.000 phương tiện khai thác hải sản các loại, cho sản lượng khai thác đạt gần 40.000 tấn thủy hải sản mỗi năm. Phát huy lợi thế đó, những năm qua, người dân địa phương đã phát triển ngành nghề chế biến thủy hải sản, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động vùng biển.