Các địa phương triển khai xây dựng mã số vùng trồng
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, giúp truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nông sản có thể xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp, hướng dẫn các địa phương xây dựng mã số vùng trồng, góp phần nâng cao giá trị nông sản, hướng tới xuất khẩu.
Vụ thu mùa năm 2022, xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa đã quy hoạch cánh đồng 10 ha chuyên canh lúa thương phẩm để xây dựng mã số vùng trồng. Xã đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Vietgap cho các hộ dân; đồng thời, hướng dẫn cho các hộ cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, tuân thủ quy định theo nguyên tắc 4 đúng…

Qua rà soát, vùng lúa Vietgap này đã cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn để đề xuất cấp mã số vùng trồng trong năm 2022.
Theo quy định, vùng được cấp mã số vùng trồng phải đáp ứng đủ yêu cầu về diện tích, ít nhất là 2 ha trở lên, tùy theo từng loại cây trồng. Trên cơ sở đó, các địa phương đã lựa chọn các loại cây trồng có lợi thế để xây dựng quy trình cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, phổ biến cho các hộ dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón danh mục cho phép, đảm bảo đủ thời gian cách ly; thực hiện ghi chép các công đoạn chăm sóc cây trồng...

Ngành nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng đã hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn xây dựng, thiết lập mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cho cán bộ, nông dân. Từ đó, làm cơ sở giúp các địa phương triển khai chương trình phù hợp, hiệu quả.
Tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã xây dựng được 15 vùng trồng, với 30 mã số được cấp; trong đó, có 15 mã xuất đi Trung Quốc, 15 mã xuất đi Malaysia. Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã kiểm tra, giám sát 15 vùng sản xuất của 2 huyện Nông Cống và Thọ Xuân có khả năng để cấp chứng nhận trong năm 2022.


Xuất khẩu đến giữa tháng 3 tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ trước
Từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3%, tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.