Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lúa gạo gặp khó khăn khi giá gạo tăng cao
Thời gian gần đây, giá gạo tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lúa gạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó khăn. Ngoài việc đảm bảo nguồn lực, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong quá trình thu mua và chế biến lúa gạo.
Trung bình mỗi vụ lúa, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng thu mua khoảng 3.000 đến 4.000 tấn lúa. Ngoài vùng lúa liên kết với bà con nông dân đáp ứng được 50% sản lượng, công ty còn phải thu mua khoảng 2.000 tấn lúa mới đảm bảo công suất chế biến của nhà máy. Tuy nhiên, do thời điểm này, thị trường lúa gạo tăng đột biến nên việc thu mua từ bà con nông dân cũng gặp khó khăn do có tình trạng găm hàng, chờ giá. So với các vụ trước, việc thu mua lúa gạo của công ty vụ này dự kiến sẽ giảm khoảng 30%.

Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 8 năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đã vượt mốc 600 USD/tấn, là mức giá cao nhất trong hơn 10 năm qua. Tại Thanh Hóa, theo chia sẻ một số doanh nghiệp sản suất và kinh doanh lúa gạo, hiện nay, giá gạo theo đà tăng của thị trường trong nước và thế giới nên giá lúa gạo ở trong tình cũng đang ở mức cao. Theo đó, giá gạo đã tăng trung bình từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng/kg so với những tháng trước đây. Trong đó, một số loại gạo địa phương như: Q5, Thiên Ưu 8, Thái Xuyên 111… có mức tăng khoảng 1.000 đồng đến 1.200 đồng/kg. Các loại gạo chất lượng cao như ST25, gạo thơm giá tăng từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg, dao động từ 15.000 đồng – 30.000 đồng/kg tùy loại.


Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 4 doanh nghiệp lớn đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến kinh doanh lúa gạo, với công suất thu mua mỗi vụ khoảng 20.000 tấn lúa. Do giá gạo tăng cao nên đã ảnh hưởng đến việc thu mua lúa gạo của các doanh nghiệp. Ngoài việc phải tăng giá hợp đồng đã ký với người dân trồng lúa vùng liên kết theo giá thị trường, các doanh nghiệp còn phải đảm bảo thêm một nguồn vốn lớn mới có thể thu mua bằng sản lượng các năm. Vì vậy, hiện nay việc thu mua lúa gạo trong vụ này dự kiến đều giảm hơn so với các vụ trước.

Gần đây, với sự biến động mạnh của thị trường thế giới, giá lúa, gạo trong nước cũng như ở Thanh Hóa liên tục tăng. Trước tình hình này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp triển khai bình ổn thị trường lúa, gạo. Sở Công Thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng lúa, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 với giá bình ổn. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo duy trì lượng lúa, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết; thực hiện việc thu mua, giao hàng theo tiến độ hợp lý, tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá lúa, gạo trong nước tăng bất hợp lý.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.

Bảo đảm an toàn trong nuôi trồng thủy sản mùa nắng nóng
Hiện nay, thời tiết biến động thất thường, nắng nóng, mưa giông xen kẽ, làm cho các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm biến động lớn, sẽ làm giảm sức khỏe và khả năng chống lại dịch bệnh của thủy sản nuôi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.