doanh nghiệp sản xuất
1.218 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
11 tháng năm 2024, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với lãi suất ưu đãi theo 5 lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh với tổng dư nợ đạt 1.218 tỷ đồng.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã kí đơn hàng quý 1,2 năm 2025
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025 sắp tới.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Doanh nghiệp sản xuất xi măng tăng giá sản phẩm
Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã cân đối và công bố bảng giá mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng 1 tấn sản phẩm. Động thái này nhằm bù đắp phần nào chi phí sản xuất trong bối cảnh giá điện, than, bao bì đều tăng.
Xi măng đồng loạt tăng giá
Từ cuối tháng 10, hàng loạt nhà sản xuất xi măng đã điều chỉnh tăng giá bán xi măng. Động thái này nhằm bù đắp phần nào chi phí sản xuất trong bối cảnh giá điện, than, bao bì đều tăng.
Doanh nghiệp may tăng tốc sản xuất đơn hàng cuối năm
Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng nỗ lực tăng tốc cuối năm
Thời điểm này, các đơn vị ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực tăng tốc những tháng cuối năm nhằm khôi phục sản xuất, đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Doanh nghiệp ngành xi măng Thanh Hoá nỗ lực vượt khó
Từ đầu năm đến nay, ngành sản xuất xi măng trong nước tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thấp, nguồn cung vượt cầu, cạnh tranh về giá bán ngày càng gay gắt. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 25,5% so với cùng kỳ
Tháng 8/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 25,5% so với cùng kỳ.
Kết nối doanh nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
Sáng ngày 16/8, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tham dự Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất thép
Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành vật liệu xây dựng, ngành sản xuất thép cũng đứng trước nhiều thách thức.
Nhiều doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá kín đơn hàng sản xuất năm 2024
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối thị trường đơn hàng của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết đủ các đơn hàng sản xuất cho cả năm 2024. Các doanh nghiệp đang nỗ lực đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu, người lao động để tăng tốc sản xuất, đáp ứng kịp thời tiến độ giao hàng cho đối tác.
Giữ vững tăng trưởng sản xuất công nghiệp
Những biến động của kinh tế toàn cầu cùng khó khăn từ nội tại đã và đang tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh, ổn định thị trường truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm thêm các đơn hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.
Chủ động nguồn giống cung ứng cho sản xuất vụ mùa
Trong vụ mùa năm nay, Thanh Hóa cần khoảng 4.000 tấn lúa giống các loại, trong đó trên 70% là giống lúa thuần. Hiện nay, các doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ số lượng giống và cung ứng tới các địa phương phục vụ bà con nông dân. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chủng loại theo cơ cấu sản xuất, các cơ quan chuyên môn đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn giống.