Các doanh nghiệp tăng đơn hàng dịp cuối năm
Từ đầu năm đến nay, do tác động của tình hình kinh tế thế giới đã khiến các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh. Linh hoạt, sáng tạo, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, chủ động tìm kiếm đơn hàng, đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, tuyển dụng thêm nhân sự..., hiện các doanh nghiệp đã và đang tăng tốc sản xuất, nhất là khoảng thời gian từ nay đến cuối năm nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường và tạo sự bứt phá, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm, tạo tiền đề xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm tới.
Công ty TNHH may Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá là doanh nghiệp chuyên gia công may mặc các sản phẩm áo sơ mi, bộ vest... Từ nhiều tháng qua, hoạt động sản xuất hàng may mặc của doanh nghiệp này diễn ra rất nhộn nhịp, công nhân phải làm tăng ca để kịp các đơn hàng xuất cho đối tác. Đại diện doanh nghiệp cho biết: Từ đầu năm đến nay, công ty đã xuất khẩu được hơn 1 triệu 340 nghìn áo sơ mi, 150 nghìn bộ Vest sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. So với cùng kỳ, lượng hàng xuất đi tăng khoảng 30%. Đến thời điểm này, công ty đã ký được nhiều đơn hàng, đảm bảo việc làm ổn định cho 1.100 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Nho Thắng, Giám đốc xưởng Vest, Công ty TNHH Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sự phục hồi của nền kinh tế đã làm cho đơn đặt hàng của các khách hàng đến với chúng tôi khá nhiều. Tính đến thời điểm này hàng của công ty đã ký được hết năm, thậm chí có những đơn hàng đã ký đến hết tháng 5/2025. Có nghĩa là lượng hàng giúp cho người lao động có công ăn việc làm liên tục là từ này đến tháng 5 năm 2025".
Nhờ linh hoạt các giải pháp tìm kiếm, kết nối thị trường, nên nhiều doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được các đối tác đánh giá cao và tiếp tục ký thêm đơn hàng mới. Bước sang quý 4, lượng đặt hàng của nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đã tăng khoảng 20 – 30% so với cùng kỳ. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều nhận định diễn biến khá tích cực về tình hình thị trường những tháng cuối năm; đặc biệt với một số ngành như dệt may, da giày, nông sản…
Ông Lâm Vĩnh Hào, Tổng Giám đốc Công ty TNHH South Fame Garments Limited, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Thị trường xuất khẩu hàng may mặc thời gian gần đây đang ấm trở lại. Lượng đơn hàng rất ổn định. Điều đó đã tạo cơ hội để công ty chúng tôi ký thành công các đơn đặt hàng đến tháng 2 năm 2025. Mục tiêu sản xuất của công ty trong năm 2024 là 4 triệu sản phẩm".
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, từ đầu năm đến nay so với mục tiêu đặt ra là đã đạt được trên 90% mục tiêu đặt ra. Kế hoạch 2024 dự kiến đạt 4 triệu đô cho cả năm, mục tiêu cho năm 2025 là 6 triệu đô. Hiện tại công ty đang mở rộng sang thị trường Nhật Bản, trước đây công ty cũng đã xuất rồi, một số năm rồi bị gián đoạn, năm nay đang bắt đầu xúc tiến lại thị trường Nhật Bản và tin chắc chắn rằng năm 2025 sẽ xuất khẩu được cho thị trường Nhật Bản".
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Đồng hành cùng các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng trong tiếp cận vốn tín dụng, kích cầu tiêu dùng nội địa... Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động, nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng mới, tái cơ cấu sản xuất, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ...
Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã xuất khẩu đi các thị trường khó tính như là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Trong thời gian tới, khi đã có cơ sở vật chất đầy đủ rồi chúng tôi sẽ làm ra nhiều loại sản phẩm từ thuỷ sản, từ hải sản. Chúng tôi sẽ xin cấp mã số xuất khẩu để đi các thị trường khác như Halal cho thị trường Hồi giáo, EU code cho thị trường Châu Âu, để chúng tôi có thể mang nhiều sản phẩm của xứ Thanh ra Thế giới".
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế đang dần cải thiện chính là cơ sở để các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất dịp cuối năm, hoàn thành mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu thị trường hàng hóa và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
VCCI Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp tại Thọ Xuân
Ngày 6/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Mường lát tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản
Sáng ngày 6/11, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường lát phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản năm 2024 cho 30 học viên là các hộ đã nuôi dê và đang có nhu cầu nuôi dê trên địa bàn huyện.
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) - Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, diễn ra tại Hà Nội, sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thực phẩm nông sản dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả
Để nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa và các địa phương đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt 57,6%.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ đông 2024-2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025.
Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.