Các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tăng tốc sản xuất cuối năm
Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 183 doanh nghiệp đang hoạt động. Những tháng cuối năm 2024 là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành những đơn hàng trong năm, đạt mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, sản lượng đã đề ra từ đầu năm.
Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam là doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư 71,5 triệu USD, công suất thiết kế 1.500 tấn/ngày. Năm 2024 là một năm vô cùng khó khăn đối với công ty do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá dầu ăn lại giảm sút, thị trường dầu ăn trong nước ngày càng đa dạng về mẫu mã, giá cả cạnh tranh. Để đảm bảo duy trì việc làm cho 270 người lao động, công ty đã phải linh hoạt thích ứng thị trường bằng cách đa dạng các kênh tiêu dùng, trong đó tập trung vào các phân khúc khách hàng khác nhau để cạnh tranh sản phẩm. Nhờ đó, trong 10 tháng năm 2024, sản lượng dầu bán ra của công ty đạt khoảng 46.000 tấn. Hiện, công ty đang tăng tốc sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm để đạt kế hoạch bán ra 55.000 tấn dầu ăn trong năm 2024.
Ông Yong See Leng, Giám đốc điều hành nhà máy, Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cuối năm chu kỳ tiêu dùng mặt hàng dầu ăn sẽ tăng nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch Tết năm 2025 và dự kiến sẽ đạt kế hoạch của năm nay. Đối tượng của chúng tôi là khác biệt, nên chúng tôi tự tin là đạt được kế hoạch đề ra, chúng tôi tập trung vào phân khúc khách hàng chất lượng cao, dầu ăn đảm bảo sức khỏe và thứ 2 là chúng tôi hướng tới các công ty sản xuất khu công nghiệp lớn...".
Còn tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, đơn vị chuyên sản xuất, tái chế giấy các loại, trong đó chủ yếu là giấy sóng và giấy mặt. Sản lượng trung bình cuả công ty đạt 12.000 tấn trên tháng. Những năm trước, công ty chú trọng vào ngành nghề chính là tái chế giấy thải để sản xuất ra sản phẩm giấy bao bì, bao gói cung cấp cho các nhà máy bao bì cả nước. Đây là một trong những ngành được nhà nước khuyến khích do giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, tái chế rác thải để tạo ra sản phẩm tái sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Philippines. 10 tháng năm 2024, công ty xuất khẩu được gần 50 nghìn tấn, tương đương 40% sản lượng sản xuất ra sang các nước trên thế giới. Với các đơn hàng mới ký kết đi Trung Quốc và Malaysia, công ty đang tăng tốc sản xuất để đạt kế hoạch đề ra.
Ông Lê Văn Hiệp. Tổng giám đốc Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm nay chúng tôi phấn đấu sản lượng 120 nghìn tấn/năm, doanh thu 3000 tỷ, lợi nhuận dự kiến khoảng hơn 60 tỷ, đơn hàng chúng tôi đã ký kết hết năm 2024, khâu nguyên liệu đầu vào phải làm việc với nhà cung cấp để ổn định giá, giảm giá thành đầu vào, cũng như ổn định khách hàng đầu ra".
Hiện nay Khu Kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa có 183 doanh nghiệp đang hoạt động. 10 tháng năm 2024, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong khu kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực. Tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đạt 211 nghìn tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu đạt gần 235 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện đã ký kết đủ đơn hàng sản xuất cho cả năm 2024, với sản lượng đơn hàng tăng từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước. Hiện các doanh nghiệp đều đang tiếp tục theo sát diễn biến của thị trường để tăng tốc sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Ngọc Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và Đầu tư Ngọc Long, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Năm nay mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể công ty, mục tiêu xuất khẩu năm 2024 của chúng tôi đã hoàn thành, hàng hóa chúng tôi đang xuất khẩu đi 50 quốc gia trên toàn thế giới...".
Ông Hino Takafumi, Giám đốc Nhà máy xi măng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Năm 2024 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với công ty xi măng Nghi Sơn tình hình tiêu thụ xi măng trong nước hiện đang rất khó khăn. Chúng tôi đã tập trung vào việc tăng khối lượng xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài có nhu cầu chất lượng cao. Nhờ đó mà sản xuất 10 tháng năm 2024 được 3,5 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa 2,8 triệu tấn, còn lại là xuất khẩu. Để hoàn thành được mục tiêu sản xuất 4,5 triệu tấn xi măng và clinker năm 2024, chúng tôi đã tập trung ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, đồng thời hướng mạnh đến xuất khẩu hàng hóa. Hiện, 2 thị trường mà chúng tôi tập trung đó là Philippin và Singapore. Chúng tôi mong rằng sẽ được xem xét giảm thuế xuất khẩu đối với clinker nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam".
Theo dự báo, những khó khăn thách thức của nền kinh tế sẽ còn tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm và có thể kéo dài sang năm 2025. Tuy nhiên, với kinh nghiệm vượt khó, cùng sự chủ động linh hoạt, các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đều đang nỗ lực tìm kiếm thêm khách hàng, thị trường mới, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để giữ vững đà tăng trưởng sản xuất kinh doanh.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 năm 2024 đạt hơn 141.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Sản lượng và doanh thu ngành vật liệu xây dựng sụt giảm
Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta lại đang gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dễ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhẹ
Tín hiệu thị trường tích cực đang thúc đẩy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, chuẩn bị đơn hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều giải pháp tăng cung ứng vốn đã được hệ thống ngân hàng áp dụng để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng cầu tín dụng tăng cao dịp cuối năm.
Triệu Sơn có thêm 6 sản phẩm OCOP 3 sao
Để đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, UBND huyện Triệu Sơn đã giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn những đơn vị sản xuất có sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp tiềm năng, có khả năng phát triển để hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc
Các thị trường chủ lực đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, giúp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng tốc trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp vượt khó về đích kế hoạch kinh doanh 2024
Nhờ nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, duy trì và thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đến thời điểm này, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc về đích, hoàn thành tốt nhất mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra dự án chăn nuôi dê lai tại xã Mường Chanh, huyện Mường Lát
Chiều 13/11, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kiểm tra kết quả triển khai Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi Dê lai nông hộ tại bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
Huy động hơn 5.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Từ năm 2020 đến nay, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 5.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
Hơn 61,53 tỷ đồng hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, từ năm 2021 đến tháng 10 năm 2024, thông qua các chương trình, dự án, các sở, ngành, đơn vị đã thực hiện rà soát, đánh giá và hỗ trợ hơn 61 tỷ đồng cho các hợp tác xã nông nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.