Các giai đoạn của Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta kéo dài suốt hơn 20 năm, từ tháng 7/1954 đến năm 1975. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu; trải qua bao hy sinh, gian khổ, giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngay từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ xác định Việt Nam với vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, là điểm nóng nhất, có vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, nên đã can thiệp mạnh vào chiến tranh Đông Dương; buộc dân tộc ta một lần nữa phải đứng lên cầm súng, bảo vệ tổ quốc.

Cuộc kháng chiến trải qua 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền. Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước. Miền Nam, dưới sự kiểm soát của chính quyền Ngô Đình Diệm, thực hiện các biện pháp đàn áp phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, Đảng đã chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang ở miền Nam, tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi năm 1959–1960, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965: Mỹ triển khai chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ lực, với sự hỗ trợ của cố vấn và vũ khí Mỹ. Nhân dân miền Nam đã tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, giành nhiều thắng lợi quan trọng như chiến thắng Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964), Đồng Xoài (1965), làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968: Trước thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ", đưa quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Paris.

Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973: Mỹ thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", rút dần quân Mỹ, tăng cường viện trợ cho quân đội Sài Gòn nhằm duy trì cuộc chiến. Quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi, đặc biệt là chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris năm 1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến năm 1975: Sau Hiệp định Paris, Mỹ rút quân nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã họp Hội nghị lần thứ 21, ra Nghị quyết "Về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền nam trong giai đoạn mới".

Đại tá, Tiến sĩ Vũ Tang Bồng, Nguyên Trưởng phòng Lịch sử kỹ thuật hậu cần quân sự, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam
Đại tá, Tiến sĩ Vũ Tang Bồng, Nguyên Trưởng phòng Lịch sử kỹ thuật hậu cần quân sự, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: "Sau cuộc tiến công chiến lược 1972, chúng ta cần có thời gian củng cố lực lượng, về quân sự phải thăm dò xem Mỹ có quay trở lại và ta đã nhận định: dù có quay trở lại, Mỹ cũng không thể cứu được quân Nguỵ Sài Gòn. Trên cơ sở đó chúng ta xây dựng kế hoạch quân sự trong 2 năm 1973- 1975. Bộ Chính trị xác định: Nếu thời cơ xuất hiện, giải phóng miền Nam trong năm 1975".
Trước sự suy yếu của đối phương, Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bắt đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên, tiếp đến là chiến dịch Huế – Đà Nẵng, và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước.

Cùng với giải phóng trên đất liền, từ ngày 30/4 đến đầu tháng 5/1975, bộ đội chủ lực và các lực lượng vũ trang tiến công, kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng Nhân dân đã giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vùng biển, giải phóng Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo ở vùng biển Tây Nam Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng thắng lợi vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".


Ngày 9/5, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Ngày 9/5, Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại với trọng tâm là Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow. Đây là ngày lễ đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay và nhiều quốc gia trên thế giới.

Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng từ ngày 7/5 - 9/5/2025
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 7/5 - 9/5/2025, thời tiết trên địa bàn các huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, khô hanh kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng dự báo cấp III (Cấp cao), cụ thể như sau:

Đừng quên hiểm họa phát xít
Ngày 9/5/1945, đại diện Đức quốc xã ký thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện, không chỉ là Ngày Chiến thắng vinh quang của quân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945) mà còn trở thành Ngày Chiến thắng chung, niềm tự hào chung của tất cả lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít
Chiều 8/5 (giờ địa phương, tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID đến hết ngày 29/5
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn tham quan, tìm hiểu tại tỉnh Thanh Hóa
Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, ngày 8/5, đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn do đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn đã đi tham quan, tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật
Chiều ngày 8/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân và Luật Thanh tra (sửa đổi).

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho ý kiến vào Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng ngày 8/5, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Trong đó, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.

Không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số
Sáng ngày 8/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số”.

Quan Sơn công bố đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư
Sáng ngày 07/5, Uỷ ban nhân dân huyện Quan Sơn tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.