Kháng chiến chống Mỹ

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 02/04/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Người lính Hàm Rồng và kỷ niệm được gặp Bác Hồ
Năm 1968, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông Lê Xuân Thanh, một người con của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá vinh dự được ra Thủ đô Hà Nội, báo công với Bác. Đối với ông, đây là kỷ niệm thiêng liêng, không thể nào quên.

Phường Hàm Rồng tổ chức gặp mặt, tri ân các lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng
Ngày 1/4, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức gặp mặt tri ân các cựu chiến binh, cựu dân quân và các lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Hàm Rồng – ký ức bi tráng
Hàm Rồng - địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đi qua Hàm Rồng có thể nhìn thấy con đê bên bờ Nam, chạy từ đầu cầu xuống đến làng Nam Ngạn. Đây là một đoạn đê xung yếu của dòng sông Mã. Trong những trận chiến khốc liệt, đoạn đê này đã chịu không biết bao nhiêu trận bom đạn của giặc Mỹ dội xuống. Ngày 14/6/1972, trong lúc 2.000 giáo sinh trường Sư phạm 7+3, y sinh trường Y và giáo viên của thị xã Thanh Hóa đang đắp đê, máy bay Mỹ đã trút bom xuống đoạn đê này làm 64 thầy cô giáo và học sinh của 2 trường hy sinh và gần 200 người bị thương. Sự hy sinh của các anh, các chị ở tuổi đôi mươi đã góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt.

Tọa độ lửa Hàm Rồng - Vang mãi bản hùng ca
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với vị trí chiến lược, cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá được giới quân sự Mỹ nhận định là "điểm tắc lý tưởng" và tập trung đánh phá, hòng cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch từ miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Từ năm 1965 đến 1972, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng và Bác Hồ, "Tọa độ lửa" Hàm Rồng đã trở thành nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc chiến không cân sức với “không lực Hoa Kỳ”. Đặc biệt chiến thắng đầu tiên trong 2 ngày mùng 3 và mùng 4/4/1965 tại trận địa Hàm Rồng đã trở thành mốc son chói lọi, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh.

Quảng Trị - Miền đất linh thiêng
Cảm nhận về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đầy huyền tích nhưng trĩu nặng muôn vàn hy sinh mất mát luôn khắc sâu trong lòng những ai từng sống ở đây hay có dịp đến Quảng Trị. Miền đất này như một bảo tàng chiến tranh sống động với những di tích, chứng tích mang dấu ấn lịch sử vô cùng sâu đậm. Từ đó, ta nhận ra bài học về văn hóa giữ nước của dân tộc gắn liền với khát vọng hòa bình, thống nhất non sông.

60 năm huyện Triệu Sơn – Khát vọng và phát triển
Cách đây tròn 60 năm, ngày 25/2/1965 huyện Triệu Sơn và Đảng bộ huyện Triệu Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 20 xã phía Bắc huyện Nông Cống và 13 xã phía Nam huyện Thọ Xuân. 60 năm qua, đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Triệu Sơn luôn đoàn kết, đồng lòng, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc; xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hội đồng ngũ huyện Hoằng Hoá Lữ đoàn xe tăng 273 - Quân đoàn 3 kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ
Sáng ngày 15/2, Hội đồng ngũ huyện Hoằng Hoá - Lữ đoàn xe tăng 273, Quân đoàn 3 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ (15/2/1975 - 15/2/2025).

Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đời sống người có công, gia đình chính sách
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của nước ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng, tiếp nối truyền thống tốt đẹp và đạo lý "Uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc. Trong những năm qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước đã chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả các chương trình "đền ơn đáp nghĩa", chăm lo cho các đối tượng người có công, gia đình chính sách cho cuộc sống ngày càng tốt hơn cả về vật chất và tinh thần.

Lễ cầu siêu tưởng niệm các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã ngày 14/6/1972
Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ ( 27/7/1947-27/7/2024), tối 19/7, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa phối hợp với Ban Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đề sông Mã ngày 14/06/1972.

Cựu Thanh niên xung phong Thanh Hóa với hoạt động nghĩa tình đồng đội
Những năm qua, Hội Cựu thanh niên xung phong các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai hoạt động “Vì nghĩa tình đồng đội”. Thông qua đó, giúp đỡ các hội viên Cựu Thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tổ chức các hoạt động tri ân hỗ trợ đồng đội.

Ký ức của Cựu chiến binh chống Mỹ cứu nước
49 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2024, những người lính trẻ từng trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ năm xưa, giờ đều đã đến tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, ký ức về những ngày chiến đấu anh dũng, không sợ hy sinh, gian khổ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim.

Ký ức tự hào của những chiến sĩ Điện Biên anh hùng
70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những chiến sĩ Điện Biên từng trực tiếp tham gia trong chiến dịch còn sống được đến ngày hôm nay đã tuổi cao, sức yếu. Tuy nhiên mỗi khi nhắc đến “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm” các cụ vẫn bồi hồi xúc động nhớ về tuổi thanh xuân tươi đẹp, ý nghĩa nhất trong cuộc đời.