Đường dây nóng: 0237 3721150

Các huyện miền núi Thanh Hoá khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Thanh Hóa xác định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững là chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững ở khu vực miền núi. Cùng với các chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh, cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện miền núi đã có những giải pháp tích cực để huy dộng mọi nguồn lực thực hiện chương trình này. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới đã và đang góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.

Thanh Hường - Linh Sơn - Sỹ Thảo

26/03/2023 09:16

Bước vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, năm 2010 huyện Quan Hóa mới chỉ đạt bình quân 5 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, với những hướng đi phù hợp, huyện đã tranh thủ các nguồn vốn của Nhà nước, huy động nội lực của Nhân dân và lồng ghép thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án để hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện đã huy động được trên 2 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động trong dân cư và doanh nghiệp là 512 tỷ đồng. 

Từ năm 2010 đến nay, huyện đã cứng hoá được trên 100 km đường xã, đường trục thôn, bản. Các đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc đổ bê tông đạt 100%; có 88% thôn bản trong huyện đã có đường ô tô tới được trung tâm bản. Huyện đã có 1 xã và 36/107 bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bà Vi Thị Vân, xã Thành Sơn, Huyện Quan Hoá chia sẻ: "Người dân chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi tham gia công tác xây dựng nông thôn mới. Riêng phần đường  giao thông chúng tôi tự nguyện đem ngày công ra làm. Còn nhiều khó khăn nhưng đoàn kết và cố gắng sẽ đạt được kết quả".

Các huyện miền núi Thanh Hoá khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới - Ảnh 2.

Khi bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khu vực miền núi Thanh Hóa phải đối mặt với không ít khó khăn. Trong tổng số 573 xã xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, có 211 xã ở khu vực miền núi và 102 xã thuộc 7 huyện nghèo 30a. Các xã miền núi đều có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, tỷ lệ hộ nghèo cao, nguồn vốn huy động khó và ít, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức của người dân về chương trình nông thôn mới còn hạn chế. Để xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi, Thanh Hoá đã có nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào phương thức "dễ làm trước, khó làm sau".

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, có tới 14/19 tiêu chí liên quan trực tiếp đến thôn, bản. Qua khảo sát thực tế, các công trình đầu tư tại thôn, bản có nhu cầu kinh phí ít hơn so với công trình cấp xã, phù hợp với khả năng huy động sức dân và linh hoạt hơn trong bố trí nguồn lực của địa phương. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng nông thôn mới cấp xã, Thanh Hóa đã chủ động xây dựng nông thôn mới ở thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó, ưu tiên các thôn, bản miền núi, với phương châm "có nhiều thôn, bản nông thôn mới thì sẽ có xã nông thôn mới". Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Bộ tiêu chí và quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới gồm 14 tiêu chí, chia thành 2 vùng áp dụng; thẩm quyền quyết định công nhận được giao cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện. 

Các huyện miền núi Thanh Hoá khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới - Ảnh 3.

Tỉnh cũng tập trung nguồn lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở miền núi, theo đó chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây quế, keo lai và chăn nuôi gia súc. Chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan vận động người dân hiến ngày công lao động để làm đường giao thông, tích cực bảo vệ rừng để tăng tỷ lệ che phủ, nâng cao thu nhập từ rừng và nâng mức hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân.

Đến hết năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, trong tổng số 352 xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh thì khu vực miền núi có 58 xã, có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 700 thôn bản nông thôn mới. Đặc biệt tại 11 huyện miền núi đã có 72 sản phẩm được tỉnh đánh giá, xếp hạng OCOP từ 3 - 4 sao. Kết quả nổi bật trong Chương trình xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 8,7%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, một số địa phương đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế vùng miền để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp tập trung, giúp bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc. 

Các huyện miền núi Thanh Hoá khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới - Ảnh 4.

Ông Quách Văn Thịnh, Bí thư Đảng uỷ xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Với nhiều cách làm sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn về trình độ dân trí, thu nhập, tập quán… chúng tôi đã về đích nông thôn mới và đang phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm nay. Bộ mặt nông thôn thay đổi, con người cũng đổi thay và đời sống ổn định hơn". Ông Dương Văn Giang, Phó Chánh văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Khu vực miền núi Thanh Hoá còn có nhiều những khó khăn, thách thức trong xây dựng nông thôn mới, chúng tôi xác định nhiệm vụ này hết sức quan trọng, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho sở và UBND tỉnh có cơ chế, quan tâm hỗ trợ hơn cho khu vực này".

Các huyện miền núi Thanh Hoá khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới - Ảnh 5.

 

Nghị quyết Đại hội khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xác định: Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, và Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021–2025 là hai chương trình trọng tâm của tỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tăng cường huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các vùng khác, các nguồn tài trợ Quốc tế để xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi nhanh, bền vững, hiệu quả; tiếp tục huy động nguồn lực tại chỗ, cùng cấp ủy chính quyền và Nhân dân sở tại tham gia xây dựng nông thôn mới. 

Tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn và các địa phương tập trung khảo sát, xây dựng đề án đưa cây, con phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng địa bàn để nâng cao thu nhập khu vực miền núi, lồng ghép chương trình xây dựng nông mới với các chương trình, dự án khác như chương trình 135, 130, chương trình giảm nghèo để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.

Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 26.3.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

09:18 , 01/07/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

09:16 , 01/07/2025

Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

09:11 , 01/07/2025

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

09:10 , 01/07/2025

Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng

15:18 , 30/06/2025

6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

06:37 , 30/06/2025

Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

06:29 , 30/06/2025

Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên

19:45 , 29/06/2025

Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường

16:25 , 29/06/2025

6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh

16:23 , 29/06/2025

Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.