Các thủ thuật viết tin kinh tế
Chẳng có gì ngạc nhiên khi giới truyền thông ngày càng quan tâm đến các vấn đề kinh tế và hoạt động kinh doanh. Tin kinh tế không còn bị coi là một chủ đề đặc thù để nhồi vào các trang báo cuối hoặc nhét vào phần sau của một buổi phát sóng.
Nhưng tin kinh tế thường vấp phải hai vấn đề cơ bản:
- phức tạp, và
- buồn tẻ
Báo chí đăng tải nhiều vấn đề có nghĩa là một người bình thường trên phố ngày càng hiểu rõ các vấn đề kinh tế và hoạt động kinh doanh, nhưng những vấn đề đó lại thường không được thông tin tốt cho lắm. Liệu có bao nhiều người dân hiểu được khi chính phủ của họ giãn nợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế? Liệu có bao nhiều người hiểu sự khác biệt giữa doanh số của một công ty với lợi nhuận của công ty đó?
Thực tế, do không ý thức được rằng việc chính phủ giãn nợ hoặc lợi nhuận của một công ty có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình, nhiều người thấy những vấn đề đó thật buồn tẻ – ít nhất là khi so sánh với những vụ bê bối chính trị. Một lý do là những vấn đề này thường phức tạp và rối rắm.
Vậy mục tiêu của một phóng viên kinh tế là gì? Rõ ràng, mục đích hàng đầu là đưa tin một cách chính xác – sứ mạng đặc biệt quan trọng trong một lĩnh vực mà chỉ cần đặt sai một dấu phảy là có thể làm cho nhiều người phá sản. Nhưng trong khi tin kinh tế phức tạp và buồn tẻ, xét về bản chất, thì có hai mục tiêu quan trọng như nhau cần phải đạt được khi xử lý loại tin này:
- dễ hiểu, và
- hấp dẫn
Làm thế nào để tin kinh tế dễ hiểu? Một biên tập viên từng nói có ba nguyên tắc mà một phóng viên kinh tế giỏi phải tuân thủ. “Thứ nhất,” bà ta nói, “là giải thích. Thứ hai là giải thích. Và thứ ba... vẫn là giải thích.”
Nhưng trước khi phóng viên giải thích cho người khác thì bản thân họ phải hiểu vấn đề. Và để hiểu, họ thường phải thừa nhận rằng họ không biết. Nhưng điều này không phải dễ.
Các phóng viên là những kẻ đầy kiêu hãnh. Tôi biết rõ điều này vì tôi cũng là một người trong số đó. Chẳng có ai trong chúng ta thích thừa nhận không nắm vững một vấn đề nào đó. Nhưng chúng ta là những người đưa tin chứ không phải là các học giả “biết tuốt”, và chúng ta có trách nhiệm phải truyền đạt tin tức đến với người đọc. Nếu chúng ta không hiểu thì họ cũng không hiểu. Đừng để tính kiêu hãnh lấn át tới mức không dám nói câu: “Xin lỗi, tôi không hiểu. Làm ơn giải thích cho tôi được không?”
Khi dự các hội thảo trong những năm qua, một số phóng viên kinh tế đã phản bác ý kiến của tôi rằng cần làm cho tin kinh tế dễ hiểu đối với những người dân có trình độ học vấn trung bình. Họ lập luận rằng các độc giả của họ, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sành sỏi, sẽ cười vào mũi họ nếu họ mất nhiều thời gian và cột báo để giải thích các khái niệm về kinh tế.
Và câu trả lời của tôi là một phóng viên trước hết phải nghĩ đến độc giả. Chẳng ai dám đánh giá thấp trình độ của các độc giả, nhưng nói chung giải thích thêm một chút vẫn tốt hơn. Ngay cả những độc giả có trình độ học vấn cao vẫn cần được nhắc lại về các khái niệm kinh tế. Tờ Wall Street Journal trở thành một trong những nhật báo bán chạy nhất ở Mỹ bằng cách giải thích các tin kinh tế cho những độc giả không phải là các nhà kinh tế và các chuyên gia kinh doanh, mà chẳng hề mất danh tiếng chút nào. Mục tiêu của tờ báo là thu hút những người muốn và cần biết về hoạt động kinh tế và kinh doanh – chứ không loại trừ đối tượng này, như thể kinh doanh là một thứ câu lạc bộ riêng nào đó.
Vậy sau khi đã làm cho các tin kinh tế trở nên dễ hiểu, làm thế nào để chúng hấp dẫn? Câu trả lời ngắn gọn là: Bớt tập trung vào các con số mà hãy tập trung nhiều hơn vào con người. Kinh doanh và kinh tế học cơ bản là nói về con người. Nhưngthay đổi trong nền kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của mọi người. Trong kinh doanh có rất nhiều câu chuyện liên quan đến con người, bao gồm cả thành công, thất bại và những cuộc chiến giữa các đối thủ kình địch nhằm loại bỏ nhau. Các phóng viên cũng rất ít viết về những con người bị tác động bởi hoặc đứng sau những con số thống kê này.
Thủ thuật 1:Tránh các biệt ngữ Thủ thuật 2:Định nghĩa các thuật ngữ kinh tế Thủ thuật 3:Sử dụng các con số một cách có chọn lọc Thủ thuật 4:So sánh các con số Thủ thuật 5:Biến con số thành câu chuyện Thủ thuật 6:Tìm hiểu các mặt khác của một tin kinh tế Thủ thuật 7:Nhân cách hóa tin kinh tế Thủ thuật 8:Làm bật ý nghĩa của tin kinh tế Thủ thuật 9:Tìm hiểu thêm ngoài thông cáo báo chí Thủ thuật 10:Nêu ý tưởng bất thường |
Paul Hemp < MTC >
Đọc thêm

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Đề xuất chi khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026
Quốc hội vừa nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Tờ trình của Chính phủ, tổng nhu cầu kinh phí ngân sách thực hiện miễn học phí và hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026 cho các đối tượng theo dự thảo Nghị quyết khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng/năm học.

Chủ động phòng ngừa bệnh dại trên chó, mèo
Năm 2024, Thanh Hóa có tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó mèo đạt 96,35%, đứng thứ 3 cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại trên chó, mèo bùng phát. Để phòng ngừa bệnh dại, trước tiên, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương và chủ vật nuôi trong việc thực hiện tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo, để tạo được hiệu quả lâu dài trong việc khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh
Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Dự báo thời tiết 24/5: Thanh Hóa mưa to
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (ngày 24/5), Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Hoằng Hoá tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị
Sáng 23/5, Huyện uỷ Hoằng Hoá tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, nhiệm kỳ 2020 - 2025; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa
Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.